Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 231/TB-VPCP thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 20 của Ban Chỉ đạo, trực tuyến với các địa phương.
Chiều 14/6, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Tọa đàm - trao đổi thông tin về một số vấn đề liên quan đến công tác truyền thông y tế, một số kết quả y tế nổi bật trong quý II/2023, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Bộ trưởng Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cùng nhiều lãnh đạo các vụ, cục của Bộ Y tế đã tham dự buổi toạ đàm.
Cho đến nay, giới khoa học biết rất ít về việc làm thế nào các tế bào sát thủ sẵn có trong hệ miễn dịch (NK) phát hiện được các tế bào đã nhiễm virus SARS-CoV-2. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế, do các nhà nghiên cứu của Viện Karolinska (Thụy Điển) đứng đầu, đã chứng minh được rằng các tế bào NK phản ứng với một peptide (là một chuỗi dài các axit amin được cơ thể sản sinh ra với tác dụng sinh tổng hợp các loại protein) trên bề mặt của các tế bào nhiễm virus. Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí về tế bào Cell Reports, đã góp một mắt xích quan trọng vào những gì con người hiểu về cách hệ miễn dịch chống đỡ với COVID-19.
Một nghiên cứu do Đại học Y khoa Stanford của Mỹ dẫn đầu thực hiện đã phát hiện việc xét nghiệm máu được lấy từ các bệnh nhân ngay sau khi họ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể giúp các bác sĩ tiên lượng khả năng nhập viện.
Theo những thông tin đăng trên các trang web khoa học The Heathsite và WebMD, cả hai căn bệnh COVID-19 và sốt xuất huyết đều có thể dẫn tới tử vong cho người mắc phải. Các điều trị lâm sàng đối với những người mắc thể nặng ở 2 bệnh này tương đối khác nhau và thường cần phải điều trị tại bệnh viện.