Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Tượng ngà voi hơn 800 năm - "Báu vật" của nước Anh

Tượng ngà voi hơn 800 năm - "Báu vật" của nước Anh

Bảo tàng Victoria & Albert (V&A) ở Anh vừa mua lại một tượng điêu khắc ngà voi thời Trung cổ với giá 2 triệu bảng Anh (hơn 2,5 triệu USD). Đây là một tin tức đáng chú ý trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và trưng bày những tác phẩm nghệ thuật lịch sử.

Nghệ nhân ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau biểu diễn nghệ thuật nhạc trống lớn. Ảnh: Huỳnh Anh - TTXVN

Nghệ thuật nhạc trống lớn: "Báu vật" tinh thần của người Khmer ở Cà Mau

Nghệ thuật nhạc trống lớn (Plêng Skôr Thum) ra đời, tồn tại và trao truyền hơn 100 năm qua ở vùng đất Cà Mau. Người Khmer ở Cà Mau luôn tin rằng, âm nhạc chính là linh hồn của họ. Họ xem nhạc trống lớn như “báu vật” không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần cần được gìn giữ, phát huy.
Trưng bày cũng giới thiệu một số loại hình di vật kim loại quý như đồ trang sức, mảnh vàng trang trí trên đồ dùng, vật dụng, thanh gươm cẩn tam khí biểu trưng quyền lực của triều đình hay lệnh bài của triều đình về việc cung nữ xuất cung… Ảnh: Thanh Tùng

Khám phá báu vật Hoàng cung Thăng Long (Hà Nội)

Chiều 8/9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh thành tổ chức trưng bày "Báu vật Hoàng cung Thăng Long", nhằm giới thiệu tới công chúng những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất khai quật tại Hoàng thành Thăng Long từ 2002 đến nay. Đây là hoạt động dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (Công ước 1972) và 20 năm nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long.
Chạy đua với thời gian để bảo tồn những "báu vật" bên trong hang động dưới đáy biển

Chạy đua với thời gian để bảo tồn những "báu vật" bên trong hang động dưới đáy biển

Để đến được nơi duy nhất trên Trái Đất có những bức họa trong hang động về cuộc sống dưới đáy đại dương thời tiền sử, các nhà khảo cổ học đã phải lặn sâu xuống dưới đáy của Địa Trung Hải ở miền Nam nước Pháp. Sau đó, họ phải men theo đường hầm đá tự nhiên dài 137m sâu vào bên trong miệng hang cho tới khi ngoi lên lòng hang. Phần lớn lòng hang đến nay đã bị ngập nước.
Tạo sức sống mới cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ - Bài cuối

Tạo sức sống mới cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ - Bài cuối

Mong muốn bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thời gian qua ở cấp quốc gia cũng như từng địa phương khu vực Nam Bộ, nhiều hoạt động, giải pháp bảo tồn, quảng bá, mang lại sức sống mới cho đờn ca tài tử đã được thực hiện. Song, trong cuộc sống đương đại, quá trình phát triển và hội nhập, việc gìn giữ, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này vẫn còn khó khăn, thách thức.
Tạo sức sống mới cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ - Bải 1

Tạo sức sống mới cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ - Bải 1

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại 21 tỉnh, thành khu vực Nam Bộ, nghệ thuật này được gìn giữ, phát huy với nhiều hình thức, quy mô khác nhau. Tuy nhiên, đứng trước những đổi thay của cuộc sống đương đại, sự giao thoa, du nhập của các loại hình nghệ thuật, để bảo tồn và phát triển, tạo sức sống bền vững cho đờn ca tài tử Nam Bộ, đòi hỏi sự tiếp tục chung tay, góp sức của cả cộng đồng.
Báu vật của già Rơ Châm Nhang

Báu vật của già Rơ Châm Nhang

Theo lời giới thiệu của nghệ nhân tạc tượng Ksor Hnao (làng Kép, phường Đống Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), chúng tôi tìm đến nhà già Rơ Châm Nhang-cùng làng, để mục sở thị những bộ cồng chiêng và những chiếc ghè quý đã được gia đình ông lưu truyền qua nhiều thế hệ.