Ngày 8/10, tại Khu tinh hoa làng nghề Việt xã Bát Tràng - Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức khai mạc điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), là một trong các hoạt động chào mừng 66 năm ngày giải phóng Thủ đô, Đại hội Đảng thành phố Hà Nội lần thứ XVII.
Là hậu duệ đời thứ 15 trong dòng họ có truyền thống làm nghề gốm sứ ở Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), từ nhỏ bà Hà Thị Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đã đam mê những nét tinh hoa của làng gốm quê mình. Niềm đam mê ấy cứ theo năm tháng lớn lên cùng bà để rồi nung nấu trở thành quyết tâm đưa sản phẩm Bát Tràng ra thế giới. Đặc biệt, dịch COVID-19 khiến các khách hàng của Quang Vinh giãn đơn, hủy đơn hàng nhưng với gốm sứ Quang Vinh đây lại là giai đoạn nghỉ ngơi để chuẩn hóa quy trình sản xuất và tập trung phát triển thị trường nội địa. Dưới đây là cuộc trao đổi của phóng viên TTXVN với bà Hà Thị Vinh, Giám đốc doanh nghiệp này.
Với lợi thế có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% tổng số làng toàn thành phố Hà Nội, trong đó có 286 làng nghề đã được công nhận. Các làng nghề chủ yếu tập trung vào các nghề thủ công mỹ nghệ như: sơn mài, khảm trai, nón lá mũ, mây tre đan, tăm hương, chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp, thêu ren, dệt may… Các làng nghề đã thu hút hàng vạn lao động thời vụ, cũng như tạo việc làm thường xuyên và là nguồn thu nhập chính của hàng nghìn gia đình. Đặc biệt, sự phát triển các sản phẩm làng nghề là tạo động lực để xây dựng nông thôn mới của Hà Nội.
Với nghề làm gốm từ thế kỷ 15-16, làng Thanh Hà, Quảng Nam đã được trang web tripi.vn, gồm các chuyên gia du lịch và các nhà báo do Hiệp hội Du lịch Việt Nam bình chọn là một trong 3 làng nghề yêu thích nhất cùng với làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên Huế) do đáp ứng được các tiêu chí khắt khe về sản phẩm, hàng hóa có truyền thống, uy tín, chất lượng; đủ điều kiện phục vụ khách thăm quan, mua sắm, thân thiện, cởi mở với du khách.
Một chiếc bàn xoay và một nắm đất. Chỉ vài phút, dưới đôi “bàn tay vàng” của nghệ nhân khiếm thính Phạm Anh Đạo, nghệ nhân gốm vuốt tay trẻ nhất làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), nắm đất vô tri ấy đã trở thành những chiếc bình gốm, một chiếc vò, thạp nghệ thuật khiến nhiều người mê mẩn.
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng kết tinh những tinh hoa nghề gốm đất Tràng An với lịch sử trên 800 năm hình thành và phát triển đã khẳng định được thương hiệu không chỉ trong nước mà còn nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới.