Gắn kết quân dân, bảo vệ chủ quyền biên cương ở Đắk Lắk

Gắn kết quân dân, bảo vệ chủ quyền biên cương ở Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có hơn 71 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mundulkiri (Campuchia), thuộc 4 xã của 2 huyện Buôn Đôn và Ea súp. Trên tuyến biên giới, quân và dân luôn chung sức, đồng lòng bảo vệ từng đường biên, cột mốc, đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Đặc biệt, trong tình hình mới, mỗi người dân biên giới càng phát huy vai trò, trách nhiệm, cùng Bộ đội Biên phòng xây dựng và bảo vệ vùng biên thiêng liêng của Tổ quốc.

Lịch sử không bao giờ quên

Lịch sử không bao giờ quên

37 năm sau trận chiến đấu bảo vệ Trường Sa (14/3/1988 - 14/3/2025), sự hy sinh của 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam trong cuộc chiến Gạc Ma mãi được ghi nhớ, lịch sử không bao giờ quên và là lời nhắc nhở người dân Việt về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, xây dựng lực lượng quân sự vững mạnh.

Bộ đội Biên phòng Nghệ An - Điểm tựa để ngư dân vươn khơi bám biển

Bộ đội Biên phòng Nghệ An - Điểm tựa để ngư dân vươn khơi bám biển

Bộ đội Biên phòng Nghệ An có nhiệm vụ bảo vệ 82km bờ biển, quản lý 34 xã, phường, hơn 76.700 hộ với hơn 327.500 nhân khẩu thuộc địa bàn 5 huyện, thành phố. Những năm qua, tại các địa phương ven biển, các đơn vị đóng chân trên địa bàn đã thực hiện đồng bộ công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới biển, chủ quyền biên giới biển đảo. Đặc biệt, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong giúp dân phát triển kinh tế, lực lượng Biên phòng Nghệ An đã tạo lập được lòng tin đối với nhân dân, trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ấm no, giàu mạnh.

Những bước chân tuần tra của cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng A Pa Chải luôn có sự đồng hành của lực lượng dân quân và nhân dân địa phương. Ảnh: Hồng Sáng

Tết của những người lính nơi biên cương Tổ quốc

Một mùa Xuân mới đang về, không khí Tết tràn ngập khắp mọi miền đất nước. Đối với các chiến sỹ quân hàm xanh nơi biên cương Tổ quốc, “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Bởi vậy, Tết nơi biên cương vẫn tràn đầy sự chia sẻ, ấm cúng và ý nghĩa.

Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Trải qua gần 50 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, với những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (Vùng 4 Hải quân) đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng trao tặng nhiều danh hiệu vẻ vang. Đặc biệt, ngày 10/10/2024, Vùng 4 Hải quân vinh dự, tự hào được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới”. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước để ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn Vùng trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Hộ cận nghèo thôn Tang Tong, xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) nhận bò từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ảnh: Phạm Cường - TTXVN

Giảm nghèo gắn với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới (Bài 2)

Những kết quả ấn tượng của đất nước trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo suốt hàng chục năm qua có tác động rất lớn trong việc khơi dậy ý chí, nhận thức tự lực vươn lên thoát nghèo của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, thực tế cũng cho thấy kết quả giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực miền núi, biên giới vẫn còn tồn tại những hạn chế.
Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ cây, con giống để người dân phát triển kinh tế. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Giảm nghèo gắn với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới (Bài 1)

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở biên giới nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như phát triển kinh tế - xã hội khu vực này là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để áp dụng vào những hộ có hoàn cảnh khó khăn, từ đó nhân rộng ra những hộ khác chính là một cách làm hiệu quả trong thời gian qua. Nhờ những mô hình này, người dân vùng biên cương đã yên tâm sinh sống, lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới.
Lực lượng dân quân tự vệ Lào Cai góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới

Lực lượng dân quân tự vệ Lào Cai góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng cả về kinh tế-xã hội và quốc phòng-an ninh của đất nước. Từ đặc điểm trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai đã thường xuyên quan tâm chăm lo lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với củng cố quốc phòng-an ninh, trong đó có công tác xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp. Đây là lực lượng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở địa phương.
Những cột mốc sống bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia ở Thanh Hóa

Những cột mốc sống bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia ở Thanh Hóa

Hàng tháng đều đặn lên kiểm, dọn dẹp sạch sẽ đường biên, cột mốc, nắm bắt thông tin, tình hình để kịp thời báo cáo lên Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa - Đó là những công việc thầm lặng nhưng có ý nghĩa to lớn của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trên hai tuyến biên giới tỉnh Thanh Hóa, góp phần cùng Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Bảo vệ chủ quyền và duy trì thực thi pháp luật trên biển

Bảo vệ chủ quyền và duy trì thực thi pháp luật trên biển

Hai nhân tố cơ bản cần phải giải quyết để xây dựng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hiện đại, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, đủ sức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong mọi tình huống là con người và phương tiện vũ khí trang bị, trong đó con người là yếu tố quyết định, phương tiện vũ khí trang bị là yếu tố quan trọng.