Từ đầu năm đến nay, Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, Bình Phước) đã thu hút hàng nghìn lượt du khách đến tham quan. Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
Nhận thấy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ca dong rất phong phú, đa dạng song lại có xu hướng mai một theo thời gian, anh Đinh Văn Siêng (sinh năm 1988), xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực sưu tầm các loại nhạc cụ, vật dụng của đồng bào mình để góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc.
Huyện miền núi Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) hiện có 18 di tích được công nhận xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh và 6 di sản văn hóa phi vật thể, có tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, đưa du lịch trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết: Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn. Việc triển khai Đề án sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại hình di sản văn hóa được khai thác, phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có khoảng hơn 100 nghìn người, với văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự chủ động, tích cực của cộng đồng người Dao, công tác bảo tồn văn hóa dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã được triển khai sâu rộng, nhiều Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Dao được thành lập… qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao trên địa bàn tỉnh.
Mỗi dân tộc trong 54 dân tộc ở Việt Nam đều có những lễ hội riêng gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Bảo tồn lễ hội dân gian của các dân tộc là một giải pháp tốt nhất để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc. Đó cũng là lý do mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định phục dựng 7 lễ hội của các dân tộc trong năm 2020.
Ngày 19/4, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị Gặp mặt nghệ nhân và người có nhiều đóng góp trong bảo tồn, phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc và miền Trung
Ngày 20/11, tại huyện Đông Giang, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và các ngành có liên quan tổ chức hội nghị tìm giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2019 – 2025. Hơn 100 già làng, trưởng bản, người có uy tín, đặc biệt là những người có vốn am hiểu sâu sắc về văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã tham dự hội nghị và có đề xuất, phản biện để việc bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào đi vào thực chất, có chiều sâu.