Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng cho biết, ở Việt Nam, với 8 di sản văn hóa và thiên nhiên, với hàng chục di sản văn hóa phi vật thể cùng các khu sinh quyển, vườn địa chất và nhiều bằng chứng lịch sử - văn hóa của quốc gia đã được Công ước quốc tế về di sản văn hóa xếp hạng trong chặng đường hơn 30 năm qua, đó là niềm tự hào sâu sắc của người dân Việt Nam, của chính quyền nhiều địa phương, của những người hoạt động trên lĩnh vực bảo tồn văn hóa, đặc biệt là với những người đang hoạt động trên lĩnh vực UNESCO ở Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, trách nhiệm quan trọng của những người làm UNESCO ở Việt Nam là thường xuyên thông tin cho nhân dân, kể cả những người giữ vai trò quản lý trên lĩnh vực văn hóa hiểu rằng, các di sản được ghi danh vào Công ước Di sản của UNESCO không chỉ là cơ hội để tìm kiếm tiềm năng kinh tế, không chỉ là niềm tự hào mà đó còn là trọng trách lớn lao. “Đưa di sản quốc gia lên tầm quốc tế, đặt vào danh mục các di sản tiêu biểu của nhân loại - đó là một sự nghiệp cần phải trả giá liên tục và lâu dài bằng tinh thần trách nhiệm, lòng kiên nhẫn, bằng tiền của và bằng cả danh dự quốc gia để bảo vệ những tài sản mà giờ đây, chúng ta đã tự nguyện hiến dâng cho lợi ích toàn nhân loại. Hy vọng Hội nghị lần này sẽ mở ra cơ hội để cùng chia sẻ kinh nghiệm và đề ra các sáng kiến nhằm thu hút nhân dân tham gia ngày càng đông đảo vào các lĩnh vực bảo tồn di sản, dành sự quan tâm đặc biệt cho việc phát huy ý nghĩa các di sản quốc gia đã được Unesco công nhận vì các mục tiêu và lợi ích quốc gia và quốc tế”- ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Cho rằng các mối đe dọa chính trong lĩnh vực bảo tồn di tích vẫn là đô thị hóa, các vấn đề về luật pháp, thiếu kinh phí, thiên tai và quá tải du lịch. Sự xung đột giữa nhu cầu và bảo tồn đã nảy sinh, vì vậy cần một chiến lược cho phép bảo tồn di tích và không làm mất đi chất lượng cuộc sống hiện tại của người dân, bà Tatiana Bogina, Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Trung tâm và Câu lạc bộ UNESCO Ural – Siberia Liên bang Nga đã chia sẻ những kinh nghiệm của nước Nga trong vấn đề bảo tồn di tích.
Theo bà Tatiana Bogina, nhiều di sản của Nga có trong danh sách của UNESCO là trung tâm của các thành phố lớn. Để tránh mất hoàn toàn các vật thể đã hình thành nên giá trị của thành phố và vì sự phát triển bền vững của môi trường đô thị lịch sử, có tính đến việc bảo tồn tối đa các đối tượng di sản văn hóa, phải đặt các công trình xây dựng mới này dưới sự kiểm soát của Nhà nước và vì thế cần phải tạo một vị trí pháp lý đặc biệt. Các chuyên gia đề xuất luật hóa thuật ngữ pháp lý “các đối tượng quan trọng của môi trường đô thị lịch sử” để đặt các đối tượng đó dưới sự giám sát và bảo vệ. “Nếu không như vậy, những điểm xây dựng phát sinh thêm sẽ xảy ra trong vùng được bảo vệ, làm mất đi tiêu chí “tính xác thực” của toàn bộ đối tượng di sản. Ở một số thành phố lịch sử nhỏ của miền Trung nước Nga, luật pháp cấm xây dựng các tòa nhà mới cao hơn các tòa nhà lịch sử”, bà Tatiana Bogina cho biết.
Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, trách nhiệm quan trọng của những người làm UNESCO ở Việt Nam là thường xuyên thông tin cho nhân dân, kể cả những người giữ vai trò quản lý trên lĩnh vực văn hóa hiểu rằng, các di sản được ghi danh vào Công ước Di sản của UNESCO không chỉ là cơ hội để tìm kiếm tiềm năng kinh tế, không chỉ là niềm tự hào mà đó còn là trọng trách lớn lao. “Đưa di sản quốc gia lên tầm quốc tế, đặt vào danh mục các di sản tiêu biểu của nhân loại - đó là một sự nghiệp cần phải trả giá liên tục và lâu dài bằng tinh thần trách nhiệm, lòng kiên nhẫn, bằng tiền của và bằng cả danh dự quốc gia để bảo vệ những tài sản mà giờ đây, chúng ta đã tự nguyện hiến dâng cho lợi ích toàn nhân loại. Hy vọng Hội nghị lần này sẽ mở ra cơ hội để cùng chia sẻ kinh nghiệm và đề ra các sáng kiến nhằm thu hút nhân dân tham gia ngày càng đông đảo vào các lĩnh vực bảo tồn di sản, dành sự quan tâm đặc biệt cho việc phát huy ý nghĩa các di sản quốc gia đã được Unesco công nhận vì các mục tiêu và lợi ích quốc gia và quốc tế”- ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Cho rằng các mối đe dọa chính trong lĩnh vực bảo tồn di tích vẫn là đô thị hóa, các vấn đề về luật pháp, thiếu kinh phí, thiên tai và quá tải du lịch. Sự xung đột giữa nhu cầu và bảo tồn đã nảy sinh, vì vậy cần một chiến lược cho phép bảo tồn di tích và không làm mất đi chất lượng cuộc sống hiện tại của người dân, bà Tatiana Bogina, Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Trung tâm và Câu lạc bộ UNESCO Ural – Siberia Liên bang Nga đã chia sẻ những kinh nghiệm của nước Nga trong vấn đề bảo tồn di tích.
Theo bà Tatiana Bogina, nhiều di sản của Nga có trong danh sách của UNESCO là trung tâm của các thành phố lớn. Để tránh mất hoàn toàn các vật thể đã hình thành nên giá trị của thành phố và vì sự phát triển bền vững của môi trường đô thị lịch sử, có tính đến việc bảo tồn tối đa các đối tượng di sản văn hóa, phải đặt các công trình xây dựng mới này dưới sự kiểm soát của Nhà nước và vì thế cần phải tạo một vị trí pháp lý đặc biệt. Các chuyên gia đề xuất luật hóa thuật ngữ pháp lý “các đối tượng quan trọng của môi trường đô thị lịch sử” để đặt các đối tượng đó dưới sự giám sát và bảo vệ. “Nếu không như vậy, những điểm xây dựng phát sinh thêm sẽ xảy ra trong vùng được bảo vệ, làm mất đi tiêu chí “tính xác thực” của toàn bộ đối tượng di sản. Ở một số thành phố lịch sử nhỏ của miền Trung nước Nga, luật pháp cấm xây dựng các tòa nhà mới cao hơn các tòa nhà lịch sử”, bà Tatiana Bogina cho biết.
Hạnh Quỳnh