Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm. Hồi 4 giờ ngày 19/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 115 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 390km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam về việc ứng phó với bão số 9.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 20/12, vị trí tâm bão số 9 ở khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hoàng Sa khoảng 200 km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 140 km tính từ tâm bão.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 20/12, vị trí tâm bão ở khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 200 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-120 km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 200 km tính từ tâm bão.
Lúc 17 giờ 30 phút ngày 19/12, sóng biển dâng cao kết hợp với triều cường đã gây ngập sâu tại khu phố Lê Duẩn, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. Lực lượng chức năng của tỉnh Phú Yên đang hỗ trợ di dời khẩn cấp người và tài sản của các hộ dân bị ngập sâu đến nơi an toàn.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, do ảnh hưởng bão số 9, trên vùng biển tỉnh có sóng to, gió lớn và ghi nhận một số thiệt hại do ảnh hưởng của bão làm 8 chiếc thuyền bị trôi dạt và chìm, 1 người tử vong.
Ngày 19/12, cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ một số nhu yếu phẩm cần thiết và tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân trên các tàu cá tránh, trú bão số 9 tại âu tàu của đảo, trước khi họ rời đảo để tiếp tục hành trình đánh bắt hải sản. Số quà tặng bao gồm một số nhu yếu phẩm, 10 m3 nước ngọt và 20 lá cờ Tổ quốc.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 19/12, vị trí tâm bão số 9 ở khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, cách Bình Định - Phú Yên khoảng 210 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-185 km/giờ), giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 200 km tính từ tâm bão.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Tây Bắc bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, trạm khí tượng tại đảo Lý Sơn đã quan trắc được gió mạnh cấp 7, giật cấp 8.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 9, trưa 17/12, trạm khí tượng tại đảo Song Tử Tây đã quan trắc được gió bão mạnh cấp 13, giật cấp 14.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 18/12, vị trí tâm bão số 9 ở khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 200km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 18/12, vị trí tâm bão số 9 ở khoảng 11,1 độ Vĩ Bắc; 116,6 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 250km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17.
Ngày 7/11, tại xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức trao tặng 250 thẻ Bảo hiểm y tế cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 9 vừa qua.
Đến ngày 2/11, tỉnh Nghệ An vẫn còn 134 trường, điểm trường thuộc các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Đô Lương, Anh Sơn và Yên Thành vẫn chưa dạy và học trở lại do vẫn còn bị ngập hoặc đang dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Một số trường có thể đón học sinh trở lại trường vào cuối tuần này.
Ngày 2/11, tại thành phố Huế, đoàn công tác của Thông tấn xã Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế cùng lãnh đạo tỉnh.
Do ảnh hưởng của bão số 9, hơn 1.500 ha cây cao su đang thời kỳ khai thác mủ tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế bị đổ gãy gây thiệt hại lớn, khiến bà con nông dân điêu đứng.
Sáng 1/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hỏi và tặng quà một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chịu thiệt hại nặng nề do Bão số 9 tại các tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam. Cùng đi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sạt lở núi kinh hoàng tại xã tỉnh Quảng Nam), lực lượng cứu hộ đã phát hiện 8 thi thể bị vùi lấp. Lực lượng cứu hộ với nòng cốt là cán bộ, chiến sĩ Quân khu 5 đã được tăng cường nhiều phương tiện, thiết bị, chạy đua với thời gian trước khi bão số 10 đổ bộ vào đất liền.
6 giờ sáng 30/10, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết, lúc 21 giờ 26 phút ngày 29/10, các cơ quan tìm kiếm cứu nạn xác nhận, một tàu nước ngoài đã phát hiện và cứu vớt 3 người trôi dạt trên biển là thuyền viên tàu BĐ 97469 TS (tàu mất tích có 14 ngư dân tỉnh Bình Định).
Ngày 29/10, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng ban Thường trực dẫn đầu đã có buổi làm việc tại tỉnh Bình Định về việc khắc phục hậu quả bão số 9.
Ngày 29/10, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum cùng chính quyền huyện Kon Rẫy và lực lượng chức năng trong tỉnh đã đến hiện trường vụ cầu treo nối huyện Kon Rẫy với xã Đăk Pne bị cuốn trôi do ảnh hưởng của bão số 9, khiến gần 1.500 người dân (438 hộ) trong xã Đăk Pne bị cô lập hoàn toàn.
Ngày 28/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 32/CĐ-TW về việc chủ động ứng phó, giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân.
Chiều 28/10, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), năm xã: Tê Xăng, Đăk Sao, Măng Ri, Ngọc Yêu và Đăk Na đã bị cô lập do ảnh hưởng bão số 9. Lực lượng chức năng đã tạm dừng đưa cán bộ đi kiểm tra các điểm sạt lở, yêu cầu tất cả cán bộ hạn chế đi lại, trú tại làng để đảm bảo an toàn.
Trưa 28/10, Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết đã điều động 3 tàu kiểm ngư thuộc Chi đội Kiểm ngư số 4 (đóng tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) lên đường tìm kiếm 26 ngư dân tỉnh Bình Định bị mất tích trên biển do chìm hai tàu cá vào ngày 27/10.
Trưa 28/10, bão số 9 đổ bộ vào đất liền, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo cuộc họp các thành viên Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 tại Đà Nẵng. Theo đó, lực lượng chức năng khẩn trương chuẩn bị máy bay để ngay khi thời tiết thuận lợi sẽ tìm kiếm các thuyền viên trên 2 tàu cá Bình Định gặp nạn trên biển.
Trưa 28/10, ông Lê Đình Phương, Chủ tịch UBND xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cho biết: Do lượng nước đổ về lớn, đột ngột nên cây cầu sắt bắc qua suối Đăk Pne, nối thôn 2 đến UBND xã đã bị cuốn trôi, chia cắt khoảng 500 hộ dân.
Do ảnh hưởng của bão số 9, tại Phú Yên, nhiều nơi có mưa vừa, mưa to, gió giật mạnh, lượng mưa đo được từ 34,4 đến 132,8mm. Hàng chục nhà dân bị tốc mái, nhiều cây xanh bị ngã đổ, mất điện trên diện rộng.