Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình cho biết, mặc dù đã làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó với bão và sức gió của bão số 13 khi đổ bộ vào Quảng Bình không lớn nhưng vẫn có hơn 1.800 nhà dân, công sở bị tốc mái, 8 người bị thương do ảnh hưởng của cơn bão.
Chỉ chưa đầy hai tháng, Quảng Bình - nơi “đòn gánh” hai đầu đất nước đã phải oằn mình ứng phó với liên tiếp các trận mưa, bão, lũ lụt dồn dập. Trận lũ kinh hoàng giữa tháng 10 chưa kịp khắc phục xong, trận cuồng phong của cơn bão số 13 tiếp tục đổ bộ, càn quét vùng đất Quảng Bình và để lại những hậu quả nặng nề.
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 15/11, bão số 13 đã làm 18 người bị thương khi chằng chống nhà (Quảng Trị có 7 người, Quảng Nam - 3, Quảng Bình - 8); 5 nhà tạm bị sập (Thừa Thiên - Huế có 3 nhà, Đà Nẵng - 2); 1.505 nhà bị tốc mái (Thừa Thiên - Huế có1.248 nhà, Quảng Trị - 252, Đà Nẵng - 4, Quảng Nam - 1); 13 tàu, thuyền bị chìm tại khu neo đậu (Thừa Thiên - Huế có 11 tàu, thuyền), Đà Nẵng - 1, Quảng Bình -1).
Theo thống kê đến chiều 15/11, tỉnh Quảng Trị có 6 người bị thương trong quá trình chằng chống nhà cửa tránh bão số 13, trong đó huyện Gio Linh có 3 người, Hải Lăng 2 người và Triệu Phong 1 người.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 13 giật cấp 12 ngay trên bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong chiều 15/11, sau đó tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 15/11, do ảnh hưởng của bão số 13, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; trên đất liền ven biển Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-150 mm.
Trước thông tin về cơn bão số 13, cơn bão rất mạnh đang được dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển và đất liền các tỉnh khu vực Bắc và Bắc Trung Bộ từ ngày 14/11 đến ngày 15/11, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia Hoàng Thanh Hải, Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam để chia sẻ những kiến thức cơ bản về bão, giúp người dân hiểu rõ hơn về vấn đề này và phòng, tránh.
Công tác ứng phó với bão số 13 đang được tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai tích cực, khẩn trương. UBND tỉnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc các phương án phòng, chống bão, không được chủ quan, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão số 13 ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế khoảng 390 km về phía Đông, cách Quảng Trị khoảng 510 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165 km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm bão.
Ngày 13/11, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, để ứng phó với bão số 13, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch di dời tập trung và tại chỗ 19.671 hộ dân, với 65.890 nhân khẩu đến nơi tránh trú an toàn; hoàn thành trước khi bão đổ bộ vào đất liền dự kiến trong tối 14/11.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão số 13 ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách Quần đảo Hoàng Sa khoảng 450 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90 km tính từ tâm bão.
Sáng 12/11, tại cuộc họp ứng phó với bão số 13 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, 7 giờ ngày 12/11, bão VAMCO đã đi vào Biển Đông với cường độ cấp 12, giật 15, trở thành cơn bão số 13 của năm 2020.
Bão số 12 vừa đi qua, người dân huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa khắc phục xong hậu quả thì dự báo bão số 13 sắp đi vào Biển Đông. Trước thông tin này, ngày 11/11 nhiều người dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn đã tiến hành thu hoạch cá để bán trước khi bão có thể ảnh hưởng xấu đến vùng nuôi. Mặc dù biết rằng bán cá ở thời điểm này cũng không thu được lợi nhuận cao.
Hồi 04 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 540km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão.
Ngày 10/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Uỷ ban Quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 89 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Hệ thống Đài Thông tin duyên hải. Nội dung Công điện như sau:
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng 10/11, bão Haikui đã vượt qua khu vực phía Nam Lu-Dông của Philippin đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 13 trong năm nay. Lúc 4 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 930 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.