Kỳ I: “Nở rộ” bán hàng đa cấp
“Nở rộ” BHĐC:
Trước tiên, chúng tôi xin khẳng định bản chất của BHĐC không phải là xấu. Chỉ có những người lợi dụng mô hình này để làm ăn bất chính mới là kẻ xấu.
Ở Hà Giang từ nhiều năm về trước, những “con cò” đa cấp đã len lỏi lên mảnh đất này. Bản thân chúng tôi từng bị dụ dỗ hoặc được chứng kiến không ít người vì lòng tham đã bị những kẻ BHĐC bất chính dụ vào bẫy. Chúng tôi cũng đã từng có những lần thâm nhập vào một số chi nhánh BHĐC mà theo người dân phản ánh là có các hoạt động mập mờ tại thành phố Hà Giang. Qua đó, phát hiện không ít dấu hiệu cho thấy, ở những nơi như thế, người dân đang bị “cò” đa cấp dụ dỗ, lôi kéo bằng thủ đoạn “môi mép”.
Theo số liệu của Sở Công thương cung cấp, tính từ năm 2014 đến nay, có đến 15 công ty BHĐC thông báo có hoạt động BHĐC trên địa bàn tỉnh. Nếu tính cả một số nhóm BHĐC có hoạt động một thời gian trên địa bàn Hà Giang trước năm 2014 (nay đã mất tăm tích) thì số công ty, đơn vị BHĐC sẽ còn có thêm vài đơn vị nữa. Các công ty BHĐC đa phần bán các mặt hàng như: Thiết bị điện tử, gia dụng, thực phẩm chức năng, trang phục, thậm chí bán gian hàng đa cấp trên mạng internet...
Qua thông tin chúng tôi nắm được, hoạt động của các công ty BHĐC mở rộng từ thành phố Hà Giang cho đến những huyện như: Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Đồng Văn, Yên Minh, Quang Bình, Bắc Quang... Cũng theo thông tin bước đầu xác định, trong số 15 công ty thông báo có hoạt động BHĐC trên địa bàn Hà Giang, chúng tôi chỉ thấy có 6 công ty có thông tin cụ thể về địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trong số 15 công ty có hoạt động BHĐC trên địa bàn, đến nay, có ít nhất 2 công ty đã bị Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương rút giấy phép kinh doanh gồm: Công ty CP liên kết sản xuất – thương mại Việt Nam (Gọi tắt là Liên kết Việt); Công ty CP sản xuất và thương mại Con đường Việt. Mới đây nhất, Bộ Công thương đã có quyết định về việc kiểm tra 7 công ty về các hoạt động liên quan đến việc chấp hành pháp luật về BHĐC. Trong số đó, có 4 công ty hoạt động trên địa bàn Hà Giang gồm: Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy; Công ty TNHH Unicity maketing Việt Nam; Công ty Liên kết tri thức; Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam.
Không ít người dân đặt câu hỏi, trong khi nhiều công ty BHĐC hoạt động ầm ĩ, nhiều năm như vậy mà gần như không thấy các cơ quan chức năng giám sát tôn chỉ hoạt động, chất lượng hàng hóa trong hoạt động BHĐC. Mãi đến khi người dân chịu hậu quả mới thấy các cơ quan chức năng!?.
Lột mặt “chiêu trò” đa cấp:
Sau khi Công ty Liên kết Việt ở Hà Nội, do Lê Xuân Giang làm Chủ tịch HĐQT, bị Bộ Công an khởi tố hình sự vào ngày 17.12.2015, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc Bộ Công an xác định công ty này có mở một văn phòng đại diện tại tỉnh Hà Giang, ở địa chỉ số nhà 48B, tổ 1, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, do bà Nguyễn Thị Nghị làm giám đốc. Đến ngày 20.1.2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có quyết định ủy thác điều tra số 06, cho cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Hà Giang tiến hành điều tra.
Làm việc với Văn phòng đại diện của Liên kết Việt tại Hà Giang, Cơ quan điều tra xác định có tổng số 410 người, tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố Hà Giang, Bắc Mê, Quản Bạ, Vị Xuyên tham gia mua hàng đa cấp tại Văn phòng đại diện ở Hà Giang. Với tổng số 1.441 mã hàng, tương đương với số tiền trên 12 tỷ đồng. Để thông báo với các bị hại đến cơ quan điều tra trình báo, ngày 2.2.2016, cơ quan CSĐT đã ra Thông báo số 76 tìm bị hại của vụ án trên Báo Hà Giang và Đài PT - TH Hà Giang. Đến nay, đã có khoảng 35 người bị hại đến trình báo tại cơ quan điều tra, nội dung trình báo bị Liên kết Việt lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Qua tìm hiểu được biết, lấy mác Bộ Quốc phòng, Liên kết Việt đã mời một số khách hàng đến văn phòng tại Hà Nội và chi nhánh ở tỉnh ta để nghe thuyết trình về việc mua các sản phẩm do Bộ Quốc phòng sản xuất. Nếu người dân ký hợp đồng thì vừa có thuốc tốt, máy móc để dùng, vừa có tiền lãi cao và được hưởng nhiều khoản tiền thưởng. Chính sách của công ty này đưa ra là một người mua một mã hàng trị giá 8,6 triệu đồng, sẽ được hưởng đến... 499 triệu đồng trong thời gian 5 năm. Nếu người này mua thêm một mã hàng trong thời gian từ 1 – 5 tháng sẽ được hưởng 33,5 triệu đồng, nếu mời được người khác tham gia sẽ được trả hoa hồng 8%. Mời được nhiều người thì hoa hồng càng cao, được trả 2 lần hàng tháng. Hám lợi, có người đã bỏ ra từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng và lôi kéo thêm người thân, bạn bè cùng “cắn câu” Liên kết Việt.
Không chỉ riêng Liên kết Việt, thời gian qua, không ít công ty BHĐC đã bị người dân, báo chí tố giác vì có những dấu hiệu làm ăn không đàng hoàng. Một trong số đó là Công ty Thiến Lọc Mênh Mang (*), một công ty BHĐC mà Báo Hà Giang đã từng đăng tải về những hành vi mờ ám, lôi kéo không ít người dân Hà Giang tham gia. Công ty này mở chi nhánh ở thành phố Hà Giang và một số huyện trong tỉnh. Mang danh là BHĐC, song trong một lần phóng viên thâm nhập vào cơ sở của công ty này ở thành phố Hà Giang, đã phát hiện ra còn có thêm hoạt động kín là... khám và chẩn đoán bệnh để bán dầu xoa bóp, bấm huyệt được rêu rao là để chữa các loại bệnh như: Mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp, tim mạch, thận...
Thâm nhập Thiến Lọc Mênh Mang, chúng tôi đã được nhân viên kinh doanh ở đây nhồi nhét những tư tưởng làm giàu từ BHĐC với các gói sản phẩm có tên gọi rất hoành tráng. Họ cho biết, tham gia công việc nhàn nhã, nếu giới thiệu được nhiều khách tham gia, bạn càng tích được nhiều điểm, nhanh lên cấp và tiền càng... nhiều, lúc đó chỉ việc ngồi hưởng đến đời con cháu.
Không chỉ có Thiến Lọc Mênh Mang, trên địa bàn tỉnh ta từng ghi nhận một số công ty, đơn vị BHĐC có dấu hiệu thiếu đàng hoàng. Họ từng tổ chức những hội thảo, hội nghị sặc mùi “làm giàu nhanh”, dụ dỗ những người dân lười làm, hám lợi.
------------------------
(*) Để phục vụ công tác điều tra, chúng tôi tạm thay đổi tên gọi.
“Nở rộ” BHĐC:
Trước tiên, chúng tôi xin khẳng định bản chất của BHĐC không phải là xấu. Chỉ có những người lợi dụng mô hình này để làm ăn bất chính mới là kẻ xấu.
Ở Hà Giang từ nhiều năm về trước, những “con cò” đa cấp đã len lỏi lên mảnh đất này. Bản thân chúng tôi từng bị dụ dỗ hoặc được chứng kiến không ít người vì lòng tham đã bị những kẻ BHĐC bất chính dụ vào bẫy. Chúng tôi cũng đã từng có những lần thâm nhập vào một số chi nhánh BHĐC mà theo người dân phản ánh là có các hoạt động mập mờ tại thành phố Hà Giang. Qua đó, phát hiện không ít dấu hiệu cho thấy, ở những nơi như thế, người dân đang bị “cò” đa cấp dụ dỗ, lôi kéo bằng thủ đoạn “môi mép”.
Nhà 48B, tổ 1, phường Trần Phú, TPHG, từng là nơi đặt Chi nhánh của Liên kết Việt tại Hà Giang. |
Theo số liệu của Sở Công thương cung cấp, tính từ năm 2014 đến nay, có đến 15 công ty BHĐC thông báo có hoạt động BHĐC trên địa bàn tỉnh. Nếu tính cả một số nhóm BHĐC có hoạt động một thời gian trên địa bàn Hà Giang trước năm 2014 (nay đã mất tăm tích) thì số công ty, đơn vị BHĐC sẽ còn có thêm vài đơn vị nữa. Các công ty BHĐC đa phần bán các mặt hàng như: Thiết bị điện tử, gia dụng, thực phẩm chức năng, trang phục, thậm chí bán gian hàng đa cấp trên mạng internet...
Qua thông tin chúng tôi nắm được, hoạt động của các công ty BHĐC mở rộng từ thành phố Hà Giang cho đến những huyện như: Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Đồng Văn, Yên Minh, Quang Bình, Bắc Quang... Cũng theo thông tin bước đầu xác định, trong số 15 công ty thông báo có hoạt động BHĐC trên địa bàn Hà Giang, chúng tôi chỉ thấy có 6 công ty có thông tin cụ thể về địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trong số 15 công ty có hoạt động BHĐC trên địa bàn, đến nay, có ít nhất 2 công ty đã bị Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương rút giấy phép kinh doanh gồm: Công ty CP liên kết sản xuất – thương mại Việt Nam (Gọi tắt là Liên kết Việt); Công ty CP sản xuất và thương mại Con đường Việt. Mới đây nhất, Bộ Công thương đã có quyết định về việc kiểm tra 7 công ty về các hoạt động liên quan đến việc chấp hành pháp luật về BHĐC. Trong số đó, có 4 công ty hoạt động trên địa bàn Hà Giang gồm: Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy; Công ty TNHH Unicity maketing Việt Nam; Công ty Liên kết tri thức; Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam.
Không ít người dân đặt câu hỏi, trong khi nhiều công ty BHĐC hoạt động ầm ĩ, nhiều năm như vậy mà gần như không thấy các cơ quan chức năng giám sát tôn chỉ hoạt động, chất lượng hàng hóa trong hoạt động BHĐC. Mãi đến khi người dân chịu hậu quả mới thấy các cơ quan chức năng!?.
Lột mặt “chiêu trò” đa cấp:
Sau khi Công ty Liên kết Việt ở Hà Nội, do Lê Xuân Giang làm Chủ tịch HĐQT, bị Bộ Công an khởi tố hình sự vào ngày 17.12.2015, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc Bộ Công an xác định công ty này có mở một văn phòng đại diện tại tỉnh Hà Giang, ở địa chỉ số nhà 48B, tổ 1, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, do bà Nguyễn Thị Nghị làm giám đốc. Đến ngày 20.1.2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có quyết định ủy thác điều tra số 06, cho cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Hà Giang tiến hành điều tra.
Làm việc với Văn phòng đại diện của Liên kết Việt tại Hà Giang, Cơ quan điều tra xác định có tổng số 410 người, tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố Hà Giang, Bắc Mê, Quản Bạ, Vị Xuyên tham gia mua hàng đa cấp tại Văn phòng đại diện ở Hà Giang. Với tổng số 1.441 mã hàng, tương đương với số tiền trên 12 tỷ đồng. Để thông báo với các bị hại đến cơ quan điều tra trình báo, ngày 2.2.2016, cơ quan CSĐT đã ra Thông báo số 76 tìm bị hại của vụ án trên Báo Hà Giang và Đài PT - TH Hà Giang. Đến nay, đã có khoảng 35 người bị hại đến trình báo tại cơ quan điều tra, nội dung trình báo bị Liên kết Việt lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Qua tìm hiểu được biết, lấy mác Bộ Quốc phòng, Liên kết Việt đã mời một số khách hàng đến văn phòng tại Hà Nội và chi nhánh ở tỉnh ta để nghe thuyết trình về việc mua các sản phẩm do Bộ Quốc phòng sản xuất. Nếu người dân ký hợp đồng thì vừa có thuốc tốt, máy móc để dùng, vừa có tiền lãi cao và được hưởng nhiều khoản tiền thưởng. Chính sách của công ty này đưa ra là một người mua một mã hàng trị giá 8,6 triệu đồng, sẽ được hưởng đến... 499 triệu đồng trong thời gian 5 năm. Nếu người này mua thêm một mã hàng trong thời gian từ 1 – 5 tháng sẽ được hưởng 33,5 triệu đồng, nếu mời được người khác tham gia sẽ được trả hoa hồng 8%. Mời được nhiều người thì hoa hồng càng cao, được trả 2 lần hàng tháng. Hám lợi, có người đã bỏ ra từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng và lôi kéo thêm người thân, bạn bè cùng “cắn câu” Liên kết Việt.
Không chỉ riêng Liên kết Việt, thời gian qua, không ít công ty BHĐC đã bị người dân, báo chí tố giác vì có những dấu hiệu làm ăn không đàng hoàng. Một trong số đó là Công ty Thiến Lọc Mênh Mang (*), một công ty BHĐC mà Báo Hà Giang đã từng đăng tải về những hành vi mờ ám, lôi kéo không ít người dân Hà Giang tham gia. Công ty này mở chi nhánh ở thành phố Hà Giang và một số huyện trong tỉnh. Mang danh là BHĐC, song trong một lần phóng viên thâm nhập vào cơ sở của công ty này ở thành phố Hà Giang, đã phát hiện ra còn có thêm hoạt động kín là... khám và chẩn đoán bệnh để bán dầu xoa bóp, bấm huyệt được rêu rao là để chữa các loại bệnh như: Mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp, tim mạch, thận...
Thâm nhập Thiến Lọc Mênh Mang, chúng tôi đã được nhân viên kinh doanh ở đây nhồi nhét những tư tưởng làm giàu từ BHĐC với các gói sản phẩm có tên gọi rất hoành tráng. Họ cho biết, tham gia công việc nhàn nhã, nếu giới thiệu được nhiều khách tham gia, bạn càng tích được nhiều điểm, nhanh lên cấp và tiền càng... nhiều, lúc đó chỉ việc ngồi hưởng đến đời con cháu.
Không chỉ có Thiến Lọc Mênh Mang, trên địa bàn tỉnh ta từng ghi nhận một số công ty, đơn vị BHĐC có dấu hiệu thiếu đàng hoàng. Họ từng tổ chức những hội thảo, hội nghị sặc mùi “làm giàu nhanh”, dụ dỗ những người dân lười làm, hám lợi.
------------------------
(*) Để phục vụ công tác điều tra, chúng tôi tạm thay đổi tên gọi.
Báo Hà Giang