Không phải bánh chưng vuông, bánh dầy tròn trắng, cùng từ gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh...bánh chưng, bánh dầy của đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai khác biệt về hình dáng, màu sắc và dư vị. Tất cả nét độc đáo riêng có đó xuất phát từ nét đẹp văn hóa, phong tục, tập quán sản xuất, sinh hoạt, khí hậu...vùng miền để kết hợp làm nên một sản phẩm đặc trưng, không thể thiếu được trong ngày Tết một số tộc người vùng cao Lào Cai.
Cũng làm từ gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh như bánh chưng vuông của người Kinh nhưng bánh chưng đen của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lại khác biệt về hình dáng, màu sắc và mùi vị. Bánh chưng đen có hai đầu thon, phần giữa bánh phình to nên còn được gọi là bánh gù.
Là một món ăn truyền thống của người Việt Nam, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày Tết. Nếu như bánh chưng vuông xanh là nét đẹp ẩm thực ngày Tết của người Kinh với nhiều ý nghĩa tầng lớp thể hiện triết lý âm dương, sinh sôi nảy nở của vũ trụ thì bánh chưng đen của đồng bào Tày ở Lào Cai lại độc đáo về nguyên liệu chế biến, giá trị về y học và hình thức gói bánh. Bánh chưng đen không những mang đậm hương sắc núi rừng vùng cao, mà còn thể hiện sự sáng tạo và thành kính của người dân tộc Tày với tổ tiên của mình khi dụng công, cầu kỳ làm ra món bánh đặc sản tưởng nhớ những người đã khuất mỗi dịp Tết đến xuân về.
Bánh chưng đen của người Thái được cha truyền, con nối qua nhiều thế hệ. Tết đến, ăn miếng bánh chưng đen, mùi gạo quyện với than núc nác, hoa cây vừng đen, vị ngọt làm người ăn như thưởng thức được cả mùi cỏ cây, ruộng đồng, đất trời và thiên nhiên nơi miền Tây Yên Bái.
Trong những ngày Tết, cùng với mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu…, bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu đối với các gia đình. Tuy nhiên, ai đã đến thăm và thưởng thức món bánh chưng đen ở huyện vùng cao Bảo Lạc (Cao Bằng) sẽ không quên được vị thơm của gạo nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị thơm đặc biệt của cây rừng.