Huyện Bắc Bình (Bình Thuận) là nơi hội tụ nhiều nét đặc sắc của văn hóa Chăm miền đồng bằng và ven biển. Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa Chăm nơi đây luôn được cấp ủy và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, chú trọng…
Sáng 15/11, UBND huyện Bắc Bình (Bình Thuận) tổ chức Lễ đặt Bằng ghi danh của UNESCO đưa “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp tại Nhà Văn hóa xã Phan Hiệp.
Sáng 24/9, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đồng bào Chăm tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận) nhân dịp Lễ hội Katê 2024 (Tết Katê).
Trải qua 4 thế kỷ tồn tại, Bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm ở huyện Bắc Bình (Bình Thuận) với những hiện vật gốc độc bản có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa Việt Nam. Bộ sưu tập này được đưa vào phục vụ du lịch dưới dạng Kho mở đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá di sản văn hóa Chăm của du khách khi tới Bình Thuận.
Nhân dịp Tết cổ truyền Ramưwan năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni (Hồi giáo), ngày 4/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành đến thăm và chúc Tết ban điều hành các thôn, khu phố Chăm; các vị sư cả, chức sắc đang thực hiện Tháng chay niệm Ramadan tại các chùa; người có uy tín tiêu biểu cùng đồng bào người Chăm đang sinh sống tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh.
Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là rất cần thiết để thanh long Bình Thuận đáp ứng được nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu bền vững. Cùng với việc tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng, tỉnh Bình Thuận tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói thanh long đã được cấp mã số trên địa bàn tỉnh.
Thiếu nước sạch để sinh hoạt đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều người dân vùng khô hạn ở Bình Thuận. Để kịp thời giải quyết tình trạng thiếu nước do hạn hán kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện công tác hỗ trợ, đưa nước sạch đến tận tay người dân vùng hạn, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua, tỉnh Bình Thuận có nhiều chính sách nhằm phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nổi bật nhất phải kể đến chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đây được xem là một chính sách đặc thù, “gỡ khó” cho đồng bào vùng cao trên địa bàn.
Trong 2 ngày 30-31/1 (ngày 14-15 tháng Chạp), đồng bào dân tộc Raglai và K'ho sinh sống ở các xã vùng cao huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) đã cùng nhau tụ họp về xã Phan Điền để vui chơi, đón mừng Tết đầu lúa.
Bắc Bình là huyện miền núi phía Bắc tỉnh Bình Thuận, có diện tích tự nhiên 182.500 ha, dân số hơn 120.000 với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Kinh, Chăm, Nùng, K’ho, Ê-đê…
Kinh hội xoay vòng tiếng Chăm gọi là lễ hội “Sút Yâng”. Đây là một lễ lớn và quan trọng của người Chăm Bàni, bởi đó là dịp để đồng bào Chăm Hồi giáo thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên, cầu cho xóm làng yên ấm, mưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt. Ở mỗi địa phương khác nhau thì lễ Sút Yâng lại có sự khác biệt trong ngày tháng và độc đáo riêng trong việc tổ chức.