Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia tại Mỹ cho biết bệnh Alzheimer có thể có liên quan đến virus cytomegalo hay HCMV, thuộc nhóm virus herpes gây nhiễm trùng và có thể di chuyển từ ruột đến não.
Các nhà nghiên cứu người Pháp đã giải mã được cơ chế hoạt động của caffeine và đang tiến hành một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III về lợi ích của chất này trong điều trị bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer.
Nhiều người không hiểu rõ các di chứng của COVID-19 và có tâm lý cố tình nhiễm bệnh để có miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên, kết quả một nghiên cứu quy mô nhỏ công bố mới đây tại Mỹ cho thấy tốt nhất không nên để bản thân nhiễm virus.
Liệu có hay không mối liên quan giữa dịch COVID-19 và Hội chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer? Nhiều nghiên cứu gần đây đã đưa ra nhận định một số triệu chứng thần kinh ở những người từng mắc COVID-19 rất giống với các dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer: các vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung và “sương mù não”. Mặc dù vậy, điều này vẫn đòi hỏi các nhà khoa học tiến hành thêm những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Các nhà khoa học Anh và Thụy Điển ngày 1/12 thông báo đã phát triển được phương pháp dự báo nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer ở bệnh nhân thông qua các phân tích máu. Đây được xem là "bước ngoặt" tiềm năng trong cuộc chiến chống tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già.
Giới chuyên gia Trung Quốc đã xác định được một dấu ấn sinh học có thể giúp phát hiện và can thiệp bệnh Alzheimer sớm hơn khoảng 5-7 năm. Kết quả nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Alzheimer's & Dementia.
Tập luyện nâng tạ có thể giúp bảo vệ não khỏi bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer. Đó là kết quả nghiên cứu mới nhất do Đại học Sydney (UoS) của Australia công bố ngày 11/2.
Viện Công nghệ Israel (Technion) ngày 17/11 cho biết các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển một công nghệ mới để truyền thuốc trực tiếp vào não cho bệnh nhân Alzheimer bằng các chíp silicon. Các chíp silicon nhỏ cỡ một phần tỷ mét này sẽ cung cấp một loại protein quan trọng, có thể kiềm chế sự phát triển bệnh.
Theo phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) tại Seoul, nhóm nghiên cứu thuộc Bệnh viện Samsung Seoul do Giáo sư Seo Sang-won (Xeo Xang Uôn) là trưởng nhóm đã tiến hành nghiên cứu đối với 1.322 người trên 65 tuổi, trong đó nam giới là 774 người, có nhận thức hoàn toàn bình thường. Các nhà nghiên cứu đã đo độ dày của vỏ não thông qua chụp cộng hưởng từ (MRI), phân tích về mối tương quan giữa dữ liệu này với các yếu tố rủi ro.
Khả năng ngôn ngữ hạn chế là một những biểu hiện phổ biến nhất của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, khả năng này có thể được cải thiện nếu trẻ tự kỷ được cho sử dụng một loại thuốc chữa bệnh mất trí nhớ Alzheimer kết hợp phương pháp giáo dục đặc biệt. Đây là kết luận một nghiên cứu của các nhà khoa học Israel, được đăng tải trên trang thông tin điện tử Walla ngày 22/8.
Các nhà nghiên cứu tại Linear - trung tâm nghiên cứu lâm sàng hàng đầu thế giới có trụ sở tại bang Tây Australia - đang tiến hành thử nghiệm một loại thuốc có thể điều trị bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer), mở ra hy vọng cho hàng chục triệu người mắc bệnh này trên khắp thế giới.
Theo một nghiên cứu vừa đăng tải trên Tạp chí Y học Tịnh tiến (Science Translational Medicine), những người càng cao tuổi có giấc ngủ không sâu, thường có mức độ protein ổn định vi ống (tau protein) cao hơn. Lượng protein này tăng cao là một dấu hiệu cảnh báo chứng mất trí nhớ Alzheimer và có liên quan tới tình trạng tổn thương não bộ, cũng như suy giảm nhận thức.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đăng tải trên tạp chí Thần kinh học Lancet ngày 21/8, chứng mất trí nhớ và căn bệnh Alzheimer đang có xu hướng được kiểm soát ổn định tại một số quốc gia phát triển.