Các mẫu ADN cổ đại được thu thập từ hài cốt của một vị hoàng đế Trung Quốc ở thế kỷ thứ VI, đã giúp tái dựng gương mặt của vị hoàng đế này. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology ngày 28/3.
Ngày 5/4, Viện Công nghệ Israel (Technion) cho biết các nhà nghiên cứu nước này đã phát hiện ra một cơ chế có khả năng sửa chữa các ADN bị tổn thương một cách nhanh chóng.
Các mảnh xương hóa thạch và một chiếc răng hàm có niên đại gần 45.000 năm được tìm thấy ở Bulgaria cho thấy quần thể người hiện đại (Homo sapiens) đã đặt chân tới châu Âu - khi đó vẫn là địa bàn của người Neanderthals, sớm hơn so với những gì được biết đến.
Trong quá trình nghiên cứu bộ gen của một số tộc người hiện sinh sống tại khu vực Tây Phi, các nhà khoa học phát hiện ra dấu vết ADN của một chủng người bí ẩn đã từng hôn phối với tổ tiên của người hiện đại (homo sapien) từ hàng chục nghìn năm trước. Đây được xem là bằng chứng mới nhất về tính phức tạp trong tiến trình tạo nên tổ tiên loài người hiện đại.
Ngày 6/11, các bác sĩ Mỹ đã tuyên bố lần đầu tiên thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, hiện chưa thể khẳng định liệu công nghệ mới này có gia tăng cơ hội sống cho các bệnh nhân hay không.
Trong suốt nhiều năm các nhà khoa học vẫn luôn "đau đầu" tìm kiếm lời giải cho câu hỏi tại sao nguy cơ mắc ung thư gia tăng thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2. Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra ADN ở những bệnh nhân bị tiểu đường thường bị tổn thương nhiều hơn và không được "sửa chữa" thường xuyên so với những người có lượng đường huyết bình thường, qua đó phần nào hé mở câu trả lời cho "bí ẩn" y tế trên.
Ngày 11/4, một bé trai được "tạo ra" từ ADN của 3 người đã chào đời tại Hy Lạp bất chấp những tranh cãi về đạo đức liên quan đến kỹ thuật thụ thai này.
Các nhà nghiên cứu Australia đã xác định được 40 chuỗi nhiễm sắc thể (ADN) mới có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh glaucoma (hay còn gọi là bệnh cườm nước hay bệnh tăng nhãn áp), qua đó giúp mở ra những triển vọng mới trong việc tầm soát và dự báo nguy cơ mắc căn bệnh có thể gây ra mù lòa ở người này.
Cũng như dấu vân tay, khuôn mặt mỗi người là duy nhất, không ai giống hệt ai. Nhưng điều gì làm cho hình thái khuôn mặt khác biệt như vậy? Tất nhiên, di truyền đóng một vai trò quan trọng trong những điểm tương đồng giữa cha mẹ và con cái, nhưng ADN của chúng ta tinh chỉnh gene di truyền để anh chị em - đặc biệt là những cặp song sinh - trông giống nhau, nhưng lại khác với người không có quan hệ họ hàng.