Bài 2: Như khúc tình ca
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, người nhạc sĩ không chỉ viết những khúc ca mang âm hưởng hào hùng, thể hiện ý chí chiến đấu của toàn dân tộc, mà còn cho ra đời những bản tình ca lãng mạn, ca ngợi tình yêu nơi biên giới, ca ngợi cuộc sống tươi đẹp, hòa bình cho đất nước.
Bản tình ca trên đỉnh Pò Hèn
Trong rất nhiều câu chuyện của thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, có một câu chuyện về cô mậu dịch viên cửa hàng thương nghiệp ở vùng biên Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, vẫn được nhiều người nhắc lại mỗi dịp tháng Hai về.
Chuyện kể rằng, ngày 17/2/1979, khi lên thăm người yêu tại Đồn biên phòng Pò Hèn - đúng ngày quân xâm lược tràn sang, cô gái Hoàng Thị Hồng Chiêm đã cùng người yêu là Bùi Anh Lượng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, tạo thành những điểm chốt kiên cường ở biên cương. Tình yêu của họ đã hóa thành bất tử cùng tình yêu Tổ quốc.
Câu chuyện về liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm đã trở thành nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ Thế Song - một nhạc sĩ đã có 40 năm công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, sáng tác ca khúc “Bài ca trên đỉnh Pò Hèn”. Ngay sau khi ra đời, bài hát này đã trở thành một bản hùng ca.
Và câu chuyện về người nữ anh hùng ấy cũng trở thành huyền thoại, thành đề tài sáng tác của nhiều nhạc sĩ khác. Trong đó có thể kể đến như các bài hát “Có một đóa Hồng Chiêm” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, “Bông hoa Hồng Chiêm” của nhạc sĩ Dân Huyền và “Người con gái trên đỉnh Pò Hèn” của nhạc sĩ Trần Minh…
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Bí thư Huyện ủy Tiên Yên (Quảng Ninh) từng là Chính trị viên các lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện trong thời gian cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nhớ lại: Thời kỳ đó, ông đang ở Quảng Ninh phụ trách việc thủy lợi, gắn bó với vùng biên giới dọc sông Bắc Luân, đặc biệt là thôn Pò Hèn và Đồn biên phòng Pò Hèn. Là Chính trị viên các lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện, hàng ngày ông đều nhận được báo cáo tình hình biên giới, đặc biệt là tình hình cuộc chiến đấu. Quảng Ninh lúc bấy giờ không phải là mũi chiến đấu chính nhưng cũng rất quan trọng, làm nhiệm vụ chuẩn bị lương thảo cho cuộc chiến đấu lâu dài.
Trong những ngày tháng chiến đấu cam go đó, tấm gương anh dũng của các nữ liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm hay Lê Thị Hồng Gấm đã thôi thúc người dân tích cực tham gia hoạt động, chiến đấu đến cùng cho độc lập, chủ quyền của đất nước. Những bài hát về nữ anh hùng liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm hay “Tình ca biên giới" của nhạc sĩ Tôn Thất Lập khi được phổ biến đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần, ý chí chiến đấu của nhân dân, chiến sĩ. Ông Vũ Mão cũng đã sáng tác bài hát “Khúc hát bên ngã ba biên giới” để cổ vũ toàn dân...
Vinh quang và đau thương
Khi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 diễn ra, nhạc sĩ Trương Quý Hải mới 15 tuổi, đang học lớp 8, nhưng anh và bạn bè cùng trang lứa đã sục sôi khí thế xin nhập ngũ, lên đường bảo vệ Tổ quốc dù chưa đủ tuổi. Thế hệ đồng trang lứa với nhạc sĩ Trương Quý Hải đã có không biết bao nhiêu người xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ vào những mùa tựu trường...
Đầy nhuệ khí, hờn căm, nhưng cũng đầy lạc quan và hy vọng, thế hệ của Trương Quý Hải thuộc nằm lòng những câu hát hào hùng trong bài “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, những bài hát mang âm hưởng lãng mạn đan xen giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước như “Gửi em ở cuối sông Hồng” của nhạc sĩ Thuận Yến, hay “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung…
“Với chúng tôi, những âm thanh tươi sáng ấy như đôi cánh để bay lên, không còn thấy vất vả hay khổ cực mà chỉ thấy yêu đời” – nhạc sỹ Trương Quý Hải chia sẻ.
Trong câu chuyện của mình, nhạc sỹ Trương Quý Hải luôn kể lại những tình cảm của người dân dành cho các chiến sĩ. Ông cho rằng, được người dân chở che là động lực mạnh mẽ nhất để người chiến sĩ chiến thắng bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Nhưng thực tế đã khiến người nhạc sĩ ấy nhận ra rằng đây là cuộc chiến vinh quang nhưng cũng đầy đau thương.
Những sáng tác sau đó của ông không còn là những ca khúc lãng mạn như "Khoảnh khắc", "Hà Nội mùa này vắng những con mưa", mà ông dành bút lực, tâm huyết để viết về những anh hùng đã hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc, hay là lời nhắn nhủ của người đã khuất với hiện tại và tương lai như “Hát cho người còn sống”, “Thư về với mẹ”…
Ôm trên tay cây đàn ghi ta, người nhạc sĩ-chiến sĩ Vị Xuyên năm xưa vẫn thường nghẹn ngào hát: “Hãy về đồng đội ơi! Còn nằm khe đá hay thung sâu... Về đây có nhau, như nguyện ước chiến hào... Được hòa cùng bầy trẻ thơ bên sông Lô hát yên bình. Quân dân nồng ấm nghĩa tình”.
Giờ đây khi mái tóc đã pha màu xương khói, gần như năm nào, nhạc sĩ Trương Quý Hải cũng trở lại chiến trường xưa đôi ba lần để thăm đồng đội, những người mà anh tin rằng đã hóa thành bất tử và sống ở miền ký ức. Lần nào chia tay họ, Trương Quý Hải cũng không khỏi lưu luyến, trăn trở làm sao để sống cho xứng với những hy sinh của anh em, đồng đội.
Ông luôn cho rằng “Hòa bình của chúng ta hôm nay được đánh đổi bằng cái giá rất đắt… Chúng ta phải làm cho cuộc sống ngày hôm nay tươi đẹp hơn để xứng đáng với cái giá của chiến tranh”.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, người nhạc sĩ không chỉ viết những khúc ca mang âm hưởng hào hùng, thể hiện ý chí chiến đấu của toàn dân tộc, mà còn cho ra đời những bản tình ca lãng mạn, ca ngợi tình yêu nơi biên giới, ca ngợi cuộc sống tươi đẹp, hòa bình cho đất nước.
Bản tình ca trên đỉnh Pò Hèn
Trong rất nhiều câu chuyện của thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, có một câu chuyện về cô mậu dịch viên cửa hàng thương nghiệp ở vùng biên Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, vẫn được nhiều người nhắc lại mỗi dịp tháng Hai về.
Chuyện kể rằng, ngày 17/2/1979, khi lên thăm người yêu tại Đồn biên phòng Pò Hèn - đúng ngày quân xâm lược tràn sang, cô gái Hoàng Thị Hồng Chiêm đã cùng người yêu là Bùi Anh Lượng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, tạo thành những điểm chốt kiên cường ở biên cương. Tình yêu của họ đã hóa thành bất tử cùng tình yêu Tổ quốc.
Câu chuyện về liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm đã trở thành nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ Thế Song - một nhạc sĩ đã có 40 năm công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, sáng tác ca khúc “Bài ca trên đỉnh Pò Hèn”. Ngay sau khi ra đời, bài hát này đã trở thành một bản hùng ca.
Và câu chuyện về người nữ anh hùng ấy cũng trở thành huyền thoại, thành đề tài sáng tác của nhiều nhạc sĩ khác. Trong đó có thể kể đến như các bài hát “Có một đóa Hồng Chiêm” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, “Bông hoa Hồng Chiêm” của nhạc sĩ Dân Huyền và “Người con gái trên đỉnh Pò Hèn” của nhạc sĩ Trần Minh…
Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, lý tưởng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. |
Trong những ngày tháng chiến đấu cam go đó, tấm gương anh dũng của các nữ liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm hay Lê Thị Hồng Gấm đã thôi thúc người dân tích cực tham gia hoạt động, chiến đấu đến cùng cho độc lập, chủ quyền của đất nước. Những bài hát về nữ anh hùng liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm hay “Tình ca biên giới" của nhạc sĩ Tôn Thất Lập khi được phổ biến đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần, ý chí chiến đấu của nhân dân, chiến sĩ. Ông Vũ Mão cũng đã sáng tác bài hát “Khúc hát bên ngã ba biên giới” để cổ vũ toàn dân...
Vinh quang và đau thương
Khi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 diễn ra, nhạc sĩ Trương Quý Hải mới 15 tuổi, đang học lớp 8, nhưng anh và bạn bè cùng trang lứa đã sục sôi khí thế xin nhập ngũ, lên đường bảo vệ Tổ quốc dù chưa đủ tuổi. Thế hệ đồng trang lứa với nhạc sĩ Trương Quý Hải đã có không biết bao nhiêu người xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ vào những mùa tựu trường...
Đầy nhuệ khí, hờn căm, nhưng cũng đầy lạc quan và hy vọng, thế hệ của Trương Quý Hải thuộc nằm lòng những câu hát hào hùng trong bài “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, những bài hát mang âm hưởng lãng mạn đan xen giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước như “Gửi em ở cuối sông Hồng” của nhạc sĩ Thuận Yến, hay “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung…
“Với chúng tôi, những âm thanh tươi sáng ấy như đôi cánh để bay lên, không còn thấy vất vả hay khổ cực mà chỉ thấy yêu đời” – nhạc sỹ Trương Quý Hải chia sẻ.
Trương Quý Hải hát 'Về đây đồng đội ơi'. Ảnh: news.zing.vn |
Trong câu chuyện của mình, nhạc sỹ Trương Quý Hải luôn kể lại những tình cảm của người dân dành cho các chiến sĩ. Ông cho rằng, được người dân chở che là động lực mạnh mẽ nhất để người chiến sĩ chiến thắng bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Nhưng thực tế đã khiến người nhạc sĩ ấy nhận ra rằng đây là cuộc chiến vinh quang nhưng cũng đầy đau thương.
Những sáng tác sau đó của ông không còn là những ca khúc lãng mạn như "Khoảnh khắc", "Hà Nội mùa này vắng những con mưa", mà ông dành bút lực, tâm huyết để viết về những anh hùng đã hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc, hay là lời nhắn nhủ của người đã khuất với hiện tại và tương lai như “Hát cho người còn sống”, “Thư về với mẹ”…
Ôm trên tay cây đàn ghi ta, người nhạc sĩ-chiến sĩ Vị Xuyên năm xưa vẫn thường nghẹn ngào hát: “Hãy về đồng đội ơi! Còn nằm khe đá hay thung sâu... Về đây có nhau, như nguyện ước chiến hào... Được hòa cùng bầy trẻ thơ bên sông Lô hát yên bình. Quân dân nồng ấm nghĩa tình”.
Giờ đây khi mái tóc đã pha màu xương khói, gần như năm nào, nhạc sĩ Trương Quý Hải cũng trở lại chiến trường xưa đôi ba lần để thăm đồng đội, những người mà anh tin rằng đã hóa thành bất tử và sống ở miền ký ức. Lần nào chia tay họ, Trương Quý Hải cũng không khỏi lưu luyến, trăn trở làm sao để sống cho xứng với những hy sinh của anh em, đồng đội.
Ông luôn cho rằng “Hòa bình của chúng ta hôm nay được đánh đổi bằng cái giá rất đắt… Chúng ta phải làm cho cuộc sống ngày hôm nay tươi đẹp hơn để xứng đáng với cái giá của chiến tranh”.
Mỹ Bình