Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11. Hồi 1 giờ ngày 20/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc, 111,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 20km/h.
Hình ảnh các thầy, cô giáo “cõng chữ” lên non mang một vẻ đẹp hết sức thiêng liêng. Song để có được điều đó, những thầy, cô giáo đã trải qua nhiều gian nan, vất vả, kham khổ. Chỉ có những giáo viên tâm huyết với nghề mới dám chịu, dám chấp nhận một cuộc sống thiếu thốn như vậy!
Sáng 20/11, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Có đi, có gặp mới thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của người giáo viên vùng cao. Các thầy, cô giáo không chỉ mang tri thức đến cho học sinh vùng sâu, vùng xa mà họ còn là người cha, người mẹ thứ hai cùng đồng hành với sự trưởng thành của các em trong cuộc sống thường ngày...
Quần đảo Trường Sa hiện có 3 trường học gồm: Trường Tiểu học thị trấn Trường Sa (thị trấn Trường Sa), Trường Tiểu học Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn) và Trường Tiểu học Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây). Ở nơi xa đất liền, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện học tập thiếu thốn nhưng những ngôi trường “đặc biệt” này luôn có người thầy thầm lặng, cần mẫn gieo chữ nơi đầu sóng...
Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Phú Yên, từ năm 2003 đến nay, cô giáo Lê Thị Thu Trang (sinh năm 1982, dân tộc Nùng) giáo viên Ngữ văn ở Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Eatrol (xã Ea Trol) đã gắn bó với việc dạy học cho những học sinh miền núi khó khăn của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Trong quá trình dạy học cô Trang có nhiều sáng kiến hay giúp học sinh học giỏi tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương...
Ngày 19/11, tại Hà Nội, 99 nhà giáo trẻ tại 43 tỉnh, thành đoàn trực thuộc đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vinh danh tại chương trình “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ II năm 2020. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự và phát biểu tại Chương trình.
Với đặc thù là vùng cao khó khăn, sau khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học, tỉnh Yên Bái vẫn duy trì các điểm trường lẻ đối với bậc học mầm non. Đường xá xa xôi, giao thông cách trở trong khi đội ngũ giáo viên mầm non hầu hết là nữ nên để hoàn thành nhiệm vụ duy trì các điểm trường mầm non, các Cô giáo phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí là phải tạm gác cả hạnh phúc cá nhân vì sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao.
Nhiều năm qua, các bản vùng biên của tỉnh Sơn La đã có những lớp học đặc biệt. Đây là lớp học được Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La tổ chức nhằm xóa mù chữ và phổ cập kiến thức cho đối tượng là đồng bào vùng biên.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bình Phước được xem là “cái nôi” đào tạo cho con em đồng bào dân tộc nội trú của tỉnh. Từ khi thành lập năm 1997 đến nay, nhà trường đã tiếp nhận, đào tạo hàng ngàn học sinh là con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh theo học.
Chỉ bằng viên phấn nhỏ, trên nền bảng đen, qua bàn tay khéo léo của mình, thầy giáo Lê Mạnh Hùng, giáo viên bộ môn Mỹ thuật, Trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Thống Nhất, thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, chân thực khiến học sinh thích thú, thán phục. Sự sáng tạo trong cách dạy của thầy Hùng đã truyền đến các em học sinh nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước, tránh xa những thói hư, tật xấu trong xã hội hiện đại.
Cô giáo Đỗ Thùy Quyên là một nhà giáo điển hình ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, với những sáng tạo và tâm huyết đã giúp cho trẻ em người Mông xã Suối Giàng được phát triển toàn diện và tiếp cận với công nghệ thông tin trong giáo dục.
Nhân kỷ niệm 35 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, tối 20/11, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Giải thưởng Nhà Giáo trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 tặng 148 cá nhân.
Bằng tình yêu thương với các em nhỏ, lòng yêu nghề đã giúp cô giáo trẻ Huỳnh Thị Kiều Quyên, trường mẫu giáo Xuân Đông, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang sáng tạo ra nhiều mô hình phục vụ công tác dạy và học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở xã vùng sâu Xuân Đông của tỉnh Tiền Giang.