Tuy nhiên, hiện nay việc nuôi trồng dược liệu trong nước vẫn chưa chủ động và dược liệu chưa trở thành hàng hóa có sức cạnh tranh. Loạt bài viết với chủ đề “Phát triển dược liệu Việt Nam” đi sâu phân tích thế mạnh cũng như những khó khăn; đồng thời nêu rõ giải pháp cụ thể để dược liệu Việt Nam phát triển theo đúng tiềm năng.
Bài 1: Nhiều cơ hội cho dược liệu Việt Nam
Theo kết quả điều tra đến năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận được trên 5.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc; trong đó có gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu (như: Quế, Hồi, Hòe, Nghệ, Actiso, Sa nhân, Kim tiền thảo, Đinh lăng, Thảo quả…). Việc nuôi trồng dược liệu cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, đặc biệt là có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3-5 lần so với trồng một số loại cây nông nghiệp (như lúa, ngô, sắn…)
Nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đa dạng
Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, trong tổng số trên 5.000 loài cây và nấm làm thuốc đã biết, có nhiều loài có tiềm năng khai thác tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc phục vụ nhu cầu thị trường. Theo kết quả điều tra giai đoạn 2013-2015, hiện có khoảng 70 loài, nhóm loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm (như: Diếp cá, Cẩu tích, Lạc tiên, Rau đắng đất…). Đặc biệt, nước ta đang sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như: Sâm Ngọc linh, Ba kích, Châu thụ, Ngân đằng…
Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây, con làm thuốc góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền. Ngành y tế đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân.
Bên cạnh đó, sau gần 30 năm thực hiện, công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc đã đạt những kết quả nhất định. Đến nay, ngành y tế đã duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gen tại 7 vùng sinh thái gồm: vùng đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội), vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam bộ (Thành phố Hồ Chí Minh). Đồng thời, ngành đã lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc tại 7 vườn cây thuốc thuộc các đơn vị; 100% các nguồn gen bảo tồn được đánh giá ban đầu; 30% nguồn gen được đánh giá chi tiết về các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển… Đặc biệt, hiện đã có 11 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” (GACP-WHO), bao gồm: Trinh nữ hoàng cung, Actiso, Bìm bìm biếc, Rau đắng đất, Đinh lăng, Diệp hạ châu đắng, cỏ Nhọ nồi, Tần dày lá, Dây thìa canh, chè dây và Kim tiền thảo.
Thị trường rộng lớn
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chính vì vậy, ngoài những tiềm năng và thế mạnh về nguồn tài nguyên và thuốc từ dược liệu, Việt Nam có nhiều cơ hội giúp thúc đẩy phát triển ngành dược liệu trong nước.
Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có 63 bệnh viện y học cổ truyền công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Như vậy, nhu cầu sử dụng dược liệu rất lớn (khoảng 10%/năm); trong đó, khối bệnh viện y học cổ truyền công lập sử dụng khoảng 300 loại dược liệu khác nhau ở mức khoảng 3.000 tấn mỗi năm.
Ngoài ra, tính đến tháng 12/2016, cả nước có khoảng 226 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trong đó có 131 cơ sở sản xuất qui mô công nghiệp) sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại dược liệu được dùng phổ biến. Đồng thời, cả nước hiện có 1.440 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng với nhu cầu sử dụng dược liệu ước tính khoảng 20.000 tấn mỗi năm. Khối lượng dược liệu xuất khẩu theo thống kê đạt gần 5.000 tấn mang lại giá trị trên 6 triệu USD mỗi năm.
Bên cạnh đó, trên thế giới đang có xu hướng định hình lại phương pháp nghiên cứu tìm ra các thuốc mới thay vì chú trọng đến việc tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm với nhiều khó khăn, nhiều độc tính cùng chi phí lớn (khoảng 700.000 triệu USD cho phát triển thuốc mới). Các nhà khoa học dược, các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học. Hiện trên thế giới, những hoạt chất từ dược liệu đã và đang đem lại doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm như: Taxon chữa ung thư từ Thông đỏ; acid shikimic chữa cúm từ Hồi; vinblastin và vincristin chữa ung thư từ Dừa cạn… Vì vậy, những đặc sắc về nguồn gen và tri thức của nước ta chính là những lợi thế quan trọng để tiếp cận thị trường, giúp hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban đầu này.
Một thế mạnh nữa của Việt Nam chính là nước ta có diện tích đất đai rộng lớn và trù phú với lượng nhân công dồi dào, rất phù hợp cho công tác nuôi trồng, thu hái dược liệu. Đặc biệt, giá trị kinh tế mang lại từ việc trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Cụ thể như: trồng Đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm, cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm; trong khi đó cây lúa chỉ cho thu nhập từ 20-40 triệu đồng /ha/năm. Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước.
Đồng thời, công tác phát triển dược liệu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đặc biệt, Luật Dược 2016 vừa được Quốc hội thông qua đã đưa ra rất nhiều chính sách lớn, tạo tiền đề quan trọng cho công tác phát triển dược liệu nước ta trong giai đoạn hiện nay…
(Xem tiếp Bài 2: Giải pháp đồng bộ từ nuôi trồng đến sử dụng dược liệu trong nước)
Bài 1: Nhiều cơ hội cho dược liệu Việt Nam
Theo kết quả điều tra đến năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận được trên 5.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc; trong đó có gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu (như: Quế, Hồi, Hòe, Nghệ, Actiso, Sa nhân, Kim tiền thảo, Đinh lăng, Thảo quả…). Việc nuôi trồng dược liệu cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, đặc biệt là có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3-5 lần so với trồng một số loại cây nông nghiệp (như lúa, ngô, sắn…)
Nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đa dạng
Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, trong tổng số trên 5.000 loài cây và nấm làm thuốc đã biết, có nhiều loài có tiềm năng khai thác tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc phục vụ nhu cầu thị trường. Theo kết quả điều tra giai đoạn 2013-2015, hiện có khoảng 70 loài, nhóm loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm (như: Diếp cá, Cẩu tích, Lạc tiên, Rau đắng đất…). Đặc biệt, nước ta đang sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như: Sâm Ngọc linh, Ba kích, Châu thụ, Ngân đằng…
Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây, con làm thuốc góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền. Ngành y tế đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân.
Theo nghiên cứu, trong thành phần của chè vằng có nhiều công dụng chữa bệnh, kháng viêm vô cùng hiệu quả. |
Bên cạnh đó, sau gần 30 năm thực hiện, công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc đã đạt những kết quả nhất định. Đến nay, ngành y tế đã duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gen tại 7 vùng sinh thái gồm: vùng đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội), vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam bộ (Thành phố Hồ Chí Minh). Đồng thời, ngành đã lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc tại 7 vườn cây thuốc thuộc các đơn vị; 100% các nguồn gen bảo tồn được đánh giá ban đầu; 30% nguồn gen được đánh giá chi tiết về các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển… Đặc biệt, hiện đã có 11 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” (GACP-WHO), bao gồm: Trinh nữ hoàng cung, Actiso, Bìm bìm biếc, Rau đắng đất, Đinh lăng, Diệp hạ châu đắng, cỏ Nhọ nồi, Tần dày lá, Dây thìa canh, chè dây và Kim tiền thảo.
Thị trường rộng lớn
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chính vì vậy, ngoài những tiềm năng và thế mạnh về nguồn tài nguyên và thuốc từ dược liệu, Việt Nam có nhiều cơ hội giúp thúc đẩy phát triển ngành dược liệu trong nước.
Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có 63 bệnh viện y học cổ truyền công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Như vậy, nhu cầu sử dụng dược liệu rất lớn (khoảng 10%/năm); trong đó, khối bệnh viện y học cổ truyền công lập sử dụng khoảng 300 loại dược liệu khác nhau ở mức khoảng 3.000 tấn mỗi năm.
Ngoài ra, tính đến tháng 12/2016, cả nước có khoảng 226 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trong đó có 131 cơ sở sản xuất qui mô công nghiệp) sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại dược liệu được dùng phổ biến. Đồng thời, cả nước hiện có 1.440 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng với nhu cầu sử dụng dược liệu ước tính khoảng 20.000 tấn mỗi năm. Khối lượng dược liệu xuất khẩu theo thống kê đạt gần 5.000 tấn mang lại giá trị trên 6 triệu USD mỗi năm.
Bên cạnh đó, trên thế giới đang có xu hướng định hình lại phương pháp nghiên cứu tìm ra các thuốc mới thay vì chú trọng đến việc tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm với nhiều khó khăn, nhiều độc tính cùng chi phí lớn (khoảng 700.000 triệu USD cho phát triển thuốc mới). Các nhà khoa học dược, các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học. Hiện trên thế giới, những hoạt chất từ dược liệu đã và đang đem lại doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm như: Taxon chữa ung thư từ Thông đỏ; acid shikimic chữa cúm từ Hồi; vinblastin và vincristin chữa ung thư từ Dừa cạn… Vì vậy, những đặc sắc về nguồn gen và tri thức của nước ta chính là những lợi thế quan trọng để tiếp cận thị trường, giúp hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban đầu này.
Một thế mạnh nữa của Việt Nam chính là nước ta có diện tích đất đai rộng lớn và trù phú với lượng nhân công dồi dào, rất phù hợp cho công tác nuôi trồng, thu hái dược liệu. Đặc biệt, giá trị kinh tế mang lại từ việc trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Cụ thể như: trồng Đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm, cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm; trong khi đó cây lúa chỉ cho thu nhập từ 20-40 triệu đồng /ha/năm. Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước.
Đồng thời, công tác phát triển dược liệu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đặc biệt, Luật Dược 2016 vừa được Quốc hội thông qua đã đưa ra rất nhiều chính sách lớn, tạo tiền đề quan trọng cho công tác phát triển dược liệu nước ta trong giai đoạn hiện nay…
(Xem tiếp Bài 2: Giải pháp đồng bộ từ nuôi trồng đến sử dụng dược liệu trong nước)
Thu Phương
TTXVN