Đắk Lắk đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đắk Lắk đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Văn Cường-TTXVN
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh phát biểu tại hội nghị.
Ảnh: Phạm Văn Cường-TTXVN

Theo đó, giai đoạn 2018-2020, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đào tạo nghề cho gần 27.000 lao động nông thôn, trong đó đào tạo nghề nông nghiệp cho 6.660 người, nghề phi nông nghiệp cho 19.940 người; sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn; tổ chức 30 lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã với 3.000 lượt học viên. Tỉnh Đắk Lắk cũng tập trung đào tạo lao động các nhóm nghề như: Trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, thủ công mỹ nghệ… Đối tượng được ưu tiên đào tạo nghề là lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lao động làm việc ở các hợp tác xã, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
 Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Tại hội nghị, các đại biểu cũng nêu ý kiến  cần đổi mới phương pháp, nội dung đào tạo nghề phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội địa phương; tập trung ưu tiên đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao; đào tạo nghề gắn với tìm đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời, các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau khi được học nghề; đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên cho các đơn vị đào tạo nghề.

Giai đoạn 2010-2017, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 705 lớp đào tạo nghề cho gần 24.000 lao động, trong đó có 11.610  lao động nữ, 18.119 lao động dân tộc thiểu số với tổng kinh phí hơn 66 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay vốn giải quyết việc làm của người lao động sau khi học nghề đạt 104,6 tỷ đồng với 4.624 hộ được vay.

Mô hình đào tạo nghề trồng nấm rơm cho lao động nông thôn ở Đắk Lắk đạt hiệu quả cao. Theo: laodongxahoi.net
Mô hình đào tạo nghề trồng nấm rơm cho lao động nông thôn ở Đắk Lắk đạt hiệu quả cao. Theo: laodongxahoi.net

Tỉnh cũng triển khai có hiệu quả một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: Đào tạo nghề trồng và khai thác nấm, chăn nuôi lợn, gà; trồng và chăm sóc cây cao su, hồ tiêu, dưa lưới;  dạy nghề mây tre đan kỹ nghệ. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới đào tạo theo nhu cầu của người học gắn với việc làm; lao động sau khi được đào tạo nghề đã vận dụng kiến thức kỹ năng, mạnh dạn đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập. Về giáo dục nghề nghiệp, hiện tỉnh có 40 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo 121 ngành nghề. Năm 2017, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh đã tuyển sinh được gần 33.000 học sinh, sinh viên; tổng số học sinh sinh viên tốt nghiệp đạt hơn 24.700 người, trong đó có việc làm sau khi tốt nghiệp là hơn 16.200 người, đạt 65,7%.
Phạm Cường 

Có thể bạn quan tâm