Góp phần quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm

Góp phần quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm
Du khách tham quan dệt thổ cẩm của đồng bào An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Du khách tham quan dệt thổ cẩm của đồng bào An Giang.
Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Đây là hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Chăm. Đồng thời tạo điều kiện giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và quảng bá hình ảnh đồng bào Chăm tỉnh An Giang.

Tham dự Ngày hội năm nay có 9 đội đến từ các xã Châu Phong, Khánh Hòa, Đa Phước, Vĩnh Hanh, Vĩnh Trường, Quốc Thái, Khánh Bình, Nhơn Hội thuộc 4 huyện (Châu Phú, An Phú, Châu Thành và thị xã Tân Châu) tỉnh An Giang.

Ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch đồng bào Chăm tỉnh An Giang định kỳ 2 năm được tổ chức một lần, là một hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có ý nghĩa chính trị sâu sắc nhằm thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc.

Thưởng thức những món ăn đặc sắc của bà con dân tộc Chăm tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Thưởng thức những món ăn đặc sắc của bà con dân tộc Chăm tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Trong khuôn khổ các hoạt động Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm tỉnh An Giang lần thứ VIII năm 2018 có Liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Chăm tỉnh An Giang lần thứ VIII năm 2018. Các tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Bác Tôn, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tình đoàn kết cộng đồng các dân tộc anh em; thành tựu trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương, bảo vệ tổ quốc... Các đội phục dựng lại các lễ hội truyền thống của dân tộc Chăm như: lễ cưới, lễ Ramadan, Tết Roya, trong đời sống sinh hoạt hằng ngày…

Các hoạt động được tổ chức trong Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm tỉnh An Giang lần thứ VIII năm 2018 có ý nghĩa quan trọng, góp phần gắn kết tinh thần đoàn kết giữa đồng bào Chăm với nhau và đồng bào Chăm với đồng bào các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh An Giang.

Ban tổ chức cắt băng khai mạc Triển lãm Thành tự kinh tế-văn hóa-xã hội đồng bào Chăm tỉnh An Giang trong thời kỳ hội nhập. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Ban tổ chức cắt băng khai mạc Triển lãm Thành tự kinh tế-văn hóa-xã hội đồng bào Chăm tỉnh An Giang trong thời kỳ hội nhập. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm lần thứ VIII năm 2018 là cơ hội để An Giang quảng bá hình ảnh đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm từ những hoạt động văn nghệ, ẩm thực, thể dục, thể thao của đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang đến với du khách gần xa.
Công Mạo 

Có thể bạn quan tâm

Đua ghe Ngo là một trong những nội dung hấp dẫn của lễ hội Oóc Om Bóc, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sen Đôn-ta. Ảnh: An Hiếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Ðua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống…

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với những ngôi chùa Khmer đồ sộ, công phu, cùng các công trình Phật giáo mang dấu ấn thế kỷ. Với đồng bào dân tộc Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc.

Đua ghe Ngo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer được duy trì tổ chức hằng năm vào dịp Lễ hội Oóc Om Bóc tại tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng phát huy các giá trị di sản văn hóa Khmer

Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer.

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Là vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực bảo tồn, khai thác hiệu quả hệ thống di sản đồ sộ nhằm mang lại sức sống mới cho di sản đồng thời mang về nguồn thu lớn cho cộng đồng, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị". Hai dự án có tổng kinh phí đầu tư 170 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương.

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 17/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024 với chủ đề "80 năm Quân đội Anh hùng".

Hàng tuần, nhà hát nghệ thuật hát bội thành phố Hồ Chí Minh vẫn sáng đèn phục vụ người dân. Ảnh: An Hiếu

Hát bội - từ cung đình đến chốn dân gian

Hát bội là loại hình âm nhạc, diễn xướng xuất hiện trong cung đình hàng trăm năm trước, theo thời gian dần len lỏi vào cuộc sống người dân và trở thành văn hóa truyền thống, gắn với những lễ cúng đình, miếu của người dân Nam Bộ nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Xuất bản Cuốn sách song ngữ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh​

Xuất bản Cuốn sách song ngữ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh​

Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành cuốn sách song ngữ Việt – Anh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp” do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn đã khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Lan tỏa nét đẹp văn hóa trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh, thành trong cả nước. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam - Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội đã diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi.

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tối 11/12, tại thành phố Phan Thiết, Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi gắn với phát triển du lịch” chính thức khai mạc.

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác tối đa giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản văn hóa Chăm để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây không chỉ là định hướng mà còn là cơ hội để bảo tồn, quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương nhằm thu hút đông đảo du khách đến khám phá, trải nghiệm.