Người Xtiêng quan niệm rằng “vạn vật hữu linh” tất cả đều linh thiêng đều có thần trú ngụ, như thần mặt trời, thần mặt trăng, thần núi, thần rừng, thần gió, thần mưa… nên đều phải có cúng lễ cầu, mong thần ban phúc.
Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” đã và đang lan tỏa rộng khắp trên địa bàn tỉnh, nhiều tấm gương điển hình hội viên Hội Phụ nữ là đồng bào dân tộc thiểu số giúp nhau vươn lên vượt khó, ổn định cuộc sống.
Trong thời gian vừa qua, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Phước đã có nhiều giải pháp để âm vang cồng chiêng vang vọng mãi các thế hệ sau. Nhờ vậy, nét văn hóa độc đáo này tưởng như đã mai một dần, hiện đang được các nghệ nhân, già làng ở một số thôn, ấp âm thầm “giữ lửa”.
Nhằm chia sẻ với những khó khăn ở khu cách ly tập trung của huyện Hớn Quản (Bình Phước), những ngày qua, đồng bào dân tộc S’tiêng ở ấp Sóc Răng, xã Thanh Bình, đã chung tay vót từng cây tre, cắt từng khúc gỗ để đóng thành 20 chiếc giường, nhờ lực lượng chức năng chuyển vào khu cách ly của huyện để chung tay cùng địa phương chống dịch.
Nhằm giúp đỡ đồng bào dân tộc Xtiêng nghèo vùng biên giới có nhà ở để "an cư lạc nghiệp", Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778 phối hợp với huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) đã khởi công xây dựng thêm 11 căn nhà "Tình nghĩa quân - dân", thuộc Dự án định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn đặc biệt khó khăn Đăk Á, xã Bù Gia Mập.