Mới đây, tại làng Sitơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai) - quê hương của Anh hùng Núp, đồng bào dân tộc Bahnar đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới với ý nghĩa tạ ơn Yàng Sri (thần Lúa) đã mang đến mùa màng bội thu cho dân tộc mình.
Tại Ngày hội Du lịch Kbang lần thứ 2, lễ hội mừng lúa mới đã được phục dựng tại Làng kháng chiến Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai) - quê hương Anh hùng Núp. Đây là lễ hội độc đáo, mang nhiều nét đặc trưng riêng có trong đời sống tâm linh của đồng bào Bahnar.
Người Bahnar ở làng Leng, xã Tơ Tung, huyện K'Bang (Gia Lai) quan niệm rằng, vạn vật hữu linh, mọi vật đều chịu sự tác động của những vị thần linh khác nhau, trong đó Lễ thổi tai được thực hiện đầu tiên trong các nghi lễ vòng đời của mình.
Ngày 19/5, tại Làng Văn Hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bahnar ở xã Tơ Tung, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện lễ Tơ Mon đặc sắc của dân tộc mình.
Trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2018, ngày 20/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bahnar đến từ làng Leng, xã Tơ Tung, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện " Lễ thổi tai" độc đáo của dân tộc mình.
Đã từ lâu, tiếng cồng chiêng trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn thường được gắn liền với hình ảnh những chàng thanh niên cường tráng. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã thay đổi từ nếp nghĩ đến sở thích của con người. Tại Gia Lai, cồng chiêng không chỉ dành riêng cho nam giới trình diễn mà chị em vì yêu thích văn hóa dân tộc mình, đã thành lập ra nhiều câu lạc bộ cồng chiêng nữ phục vụ các lễ hội thôn làng.