Gốc cây cổ thụ bị cưa hạ trong rừng đặc rụng Mường Phăng, dấu vết cưa hạ còn rất mới. Ảnh: Hải An - Xuân Tiến /TTXVN

Vụ vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng (Điện Biên) bị “rút ruột”: Tạm đình chỉ công tác Giám đốc Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng

Liên quan đến thực trạng vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng (Điện Biên) bị "rút ruột" nghiêm trọng mà TTXVN đã phản ánh, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên vừa có Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên) để làm rõ trách nhiệm.
Những cây bị cưa hạ trong rừng đặc dụng có chu vi vành thân và độ tuổi khác nhau. Ảnh: Hải An - Xuân Tiến/TTXVN

Vụ vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng (Điện Biên) bị "rút ruột": Kiểm tra thực địa, phát hiện 173 cây gỗ bị cưa, chặt hạ

Thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên, liên quan đến tình trạng rừng đặc dụng Mường Phăng (Điện Biên) bị “rút ruột”, quá trình xác minh, kiểm tra, kiểm đếm tại thực địa, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Điện Biên bước đầu đã phát hiện 173 cây gỗ bị chặt, cưa hạ, cắt khúc trong rừng đặc dụng Mường Phăng, khối lượng gỗ còn lại tại khu vực kiểm tra là hơn 20m3 gỗ.
Thân cây, cành cây bị cắt lìa khỏi gốc cây to. Ảnh: Hải An - Xuân Tiến /TTXVN

UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo kiểm tra, xác minh phản ánh vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng bị “rút ruột”

Liên quan đến thông tin TTXVN phản ánh, tại rừng đặc dụng Mường Phăng (nằm trên địa bàn hai xã Pá Khoang và Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ) đã bị người dân ngang nhiên mang cưa, dao vào vùng lõi để cưa, chặt hạ cây rừng, “rút ruột” đại ngàn, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Điện Biên đã có công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ nội dung báo chí phản ánh.
Hình ảnh gốc cây và dấu vết cưa hạ của “lâm tặc” trong rừng đặc dụng Mường Phăng. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng bị “rút ruột”, hệ lụy khó lường

Thời gian qua, do công tác quản lý quá lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng đã dẫn đến một thực trạng báo động: Rừng đặc dụng Mường Phăng đã bị “lâm tặc” mang cưa vào vùng lõi để “triệt hạ” cây rừng, ngang nhiên sơ chế, khai thác gỗ tại chỗ.
Hồ Pá Khoang- Viên ngọc bích tô điểm núi rừng Tây Bắc

Hồ Pá Khoang- Viên ngọc bích tô điểm núi rừng Tây Bắc

Nằm ngoài lòng chảo Mường Thanh, diện tích trải rộng trên địa bàn hai xã Pá Khoang và Mường Phăng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), hồ Pá Khoang nẳm cách Quốc lộ 279 khoảng 5km về phía Đông, cách Khu Di tích Lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ khoảng 8km về phía Tây. “Rừng trúc” ( tên theo tiếng Thái của hồ Pá Khoang), nằm ở độ cao gần 900m so với mực nước biển, có diện tích lưu vực rộng 2.400 ha, được ví như một “Vịnh Hạ Long” của Tây Bắc, là điểm nhấn quan trọng trong du lịch sinh thái của tỉnh Điện Biên.