Hòa chung không khí chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, người dân tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai phấn khởi, tổ chức lễ ăn mừng những con đường mới, những cung đường mùa Xuân do chính quyền địa phương, lực lượng quân đội đứng chân trên địa bàn góp công sức hoàn thành.
Cùng với thanh niên cả nước, thanh niên tỉnh Gia Lai hăng hái, sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, năm 2021, số lượng thanh niên người dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai nhập ngũ nhiều hơn các năm trước, là bước chuyển biến trong nhận thức và hành động của thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số; đồng thời cho thấy sự quan tâm, sát sao của các cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền vận động người dân chấp hành pháp luật, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai.
Từ các bài viết "Ngược đèo, cõng chữ về làng Đê Kôn" (đăng tải ngày 5/9) và "Sớm gỡ nút thắt giao thông cho làng Đê Kôn" (đăng tải ngày 12/9) được Thông tấn xã Việt Nam phản ánh, sau khi tiến hành kiểm tra thực tế, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Gia Lai đã có báo cáo đề xuất phương án đầu tư tuyến đường dài 6,6 km, nối từ Quốc lộ 19 đến làng Đê Kôn.
Đã nhiều năm nay, vào những tháng mùa mưa Tây Nguyên, hơn 50 hộ dân với gần 240 khẩu người dân tộc Bahnar tại làng Đê Kôn, xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai) hầu như bị cô lập mặc dù chỉ cách UBND xã và đường Quốc lộ 7km. Giao thương, sản xuất ngừng trệ bởi người dân dưới đèo không thể lên khu vực sản xuất, còn người dân trên đèo không thể xuống núi giao thương, thậm chí có những bệnh nhân tại làng Đê Kôn do không kịp đưa đi cấp cứu phải chịu hậu quả nặng nề vì đường đèo trơn trợt, nguy hiểm.
Ngày 28/6, tại thành phố Pleiku, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2018. Gần 1.300 già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tham dự.