Cà Mau xây dựng chương trình phát triển kinh tế tập thể

Cà Mau xây dựng chương trình phát triển kinh tế tập thể
Hiệu quả từ mô hình HTX kiểu mới ở Cà Mau. Ảnh : baomoi.com
Hiệu quả từ mô hình HTX kiểu mới ở Cà Mau. Ảnh : baomoi.com
Để thực hiện hoàn thành mục tiêu đề ra, tỉnh Cà Mau xây dựng và ban hành các chương trình phát triển kinh tế tập thể tương đối đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể của địa phương; củng cố chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng rà soát, bổ sung, xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể theo Quyết định số 461/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 và UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020. Theo ông Đỗ Văn Sơ, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong tỉnh tiếp tục quán triệt quan điểm, định hướng về phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và Chương trình hành động của Tỉnh ủy trong việc cụ thể hóa Nghị quyết số 13 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, các cấp, các ngành thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, Luật Hợp tác xã năm 2012; xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, sản xuất theo liên kết chuỗi giá trị. Cùng với đó, tỉnh quan tâm đến việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là đối với các lĩnh vực tin học ứng dụng, xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự án vay vốn, tư vấn pháp lý, kiểm soát nội bộ, kỹ năng và kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh... Ngoài ra, cơ quan chức năng tỉnh thống kê nhu cầu hỗ trợ của các hợp tác xã nông nghiệp về cán bộ trẻ đã qua đào tạo theo từng ngành nghề cụ thể để chủ động tổ chức mời gọi, tuyển chọn cán bộ, trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đưa cán bộ trẻ về làm việc tại các hợp tác xã. Mặt khác, tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt là các hợp tác xã chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; ứng dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0... Bên cạnh đó, cơ quan chức năng tỉnh tăng cường các giải pháp hỗ trợ liên hiệp hợp tác, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống của tổ hợp tác, hợp tác xã. Theo Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Cà Mau hiện có hơn 200 hợp tác xã được thành lập và có đến hàng ngàn tổ hợp tác đăng ký hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Thời gian qua, tỉnh quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác đã góp phần cao về số lượng và chất lượng hoạt động, tỷ lệ hợp tác xã và tổ hợp tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tăng lên rõ rệt. Nhiều hợp tác xã đã mạnh dạn sản xuất theo tiêu chuẩn như: lúa an toàn, nuôi tôm theo tiêu chuẩn ASC, ứng dụng công nghệ sime- biofloc vào nuôi tôm siêu thâm canh...nên góp phần gia tăng thu nhập đáng kể cho các thành viên. Tuy vậy, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Cà Mau còn gặp hạn chế về quản lý, điều hành hoạt động chế độ tài chính, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, mở rộng liên kết hợp tác, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác chưa chú trọng ứng dụng kỹ khoa học - công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng và quảng bá thương hiệu, đầu tư chế biến nâng cao giá trị sản phẩm; mô hình sản xuất thiếu tính bền vững, ổn định ... Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã và tổ hợp tác trên địa bàn.
Kim Há

Có thể bạn quan tâm