Không chỉ thay đổi “cách nghĩ, cách làm”, đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2016 - 2020” đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc ở Buôn Đôn (Đắk Lắk) mở ra hướng đi mới trong phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo…
Từ năm 2017 đến nay, ông Trần Ngọc Phú, đảng viên Chi bộ thôn Ea Mkeng, đại biểu Hội đồng nhân dân xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên đã thành công trong việc sản xuất theo mô hình nông nghiệp hữu cơ, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
Sau khi Thông tấn xã Việt Nam có thông tin phản ánh tình trạng hàng trăm hộ dân xã miền núi Ea Bar, huyện Sông Hinh (Phú Yên) "khát" nước sinh hoạt do phần lớn giếng đào của người dân đã cạn kiệt trước tình trạng nắng hạn kéo dài, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với UBND huyện Sông Hinh khảo sát thực tế, lập phương án khắc phục thiếu nước sinh hoạt tại địa phương.
Vào khoảng 18h 30 phút, ngày 2/9, trên tuyến tỉnh lộ 5, đoạn qua thôn 4, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa hai xe máy làm 2 người tử vong tại chỗ, 2 cháu nhỏ bị thương.
Khi còn trẻ tuổi, bà H’Blu Ađrơng (thường gọi là Amí Mớc), ở buôn Knia 4, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã đam mê hát Ayray. Đến nay, khi Amí Mớc ở độ tuổi gần 60, tình yêu với những làn điệu Ayray và văn hóa truyền thống của dân tộc Êđê vẫn vẹn nguyên trong bà.