Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim năm 2022-2032 được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt, đưa về nuôi thả 100 con sếu. Đàn sếu có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và sinh sống quanh năm ở Vườn quốc gia Tràm Chim. Tổng kinh phí thực hiện Đề án gần 185 tỷ đồng. Hiện nay, Vườn quốc gia Tràm Chim chuẩn bị tốt vùng nuôi để đưa sếu về nuôi.
Ngay sau khi xảy ra vụ cháy rừng tại phân khu A1 của Vườn Quốc gia Tràm Chim, tối 11/6, tại UBND xã Phú Đức, huyện Tam Nông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện có cuộc họp với lãnh đạo huyện Tam Nông cùng lãnh đạo các ngành liên quan để nắm tình hình công tác chữa cháy và những ảnh hưởng, thiệt hại do vụ cháy gây ra.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 12 giờ, ngày 11/6, một vụ cháy xảy ra tại rừng khu vực A1, Vườn Quốc gia Tràm Chim (xã Phú Đức, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp).
Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) có diện tích hơn 7.313 ha; trong đó diện tích đất có rừng hơn 2.557 ha, chủ yếu là rừng tràm, tiếp giáp đất sản xuất nông nghiệp, khu dân cư và hoạt động du lịch. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2024, đơn vị đã chủ động mọi nguồn lực, trực 24/24 giờ để phòng, chống cháy rừng.
Vườn quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có hệ sinh thái đất ngập nước mang nét đặc trưng của vùng đất trũng Đồng Tháp Mười. Đây là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam, thứ 2.000 của thế giới. Địa phương đã thác lợi thế tự nhiên phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với quản lý, phát triển bền vững “Đồng Tháp Mười thu nhỏ” này ở Đồng Tháp.
Ngày 13/1, tại thị trấn Tràm Chim (huyện Tam Nông), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp phối hợp với Công ty TNHH Mekong Organics, Vườn Quốc gia Tràm Chim và UBND huyện Tam Nông tổ chức tọa đàm “Phát triển lúa sinh thái kết hợp bảo tồn sếu tại Vườn Quốc gia Tràm Chim”.
Sếu đầu đỏ từ lâu là biểu tượng của Vườn quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Đây là loài sinh vật hiếm, có tên trong Sách Đỏ thế giới, đang trong tình trạng nguy cấp cần được bảo vệ. Tỉnh Đồng Tháp đang nỗ lực thực hiện Dự án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Việt Nam có gần 12 triệu ha đất ngập nước, chưa kể diện tích sông, suối ngập nước theo mùa, điểm nước nóng, nước khoáng, chiếm khoảng 37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất ngập nước lớn nhất cả nước.
Hoa Hoàng Đầu Ấn ở Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang vào mùa nở rộ, vàng rực cả cánh đồng rộng hơn 20 ha. Vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên của hoa Hoàng Đầu Ấn đã thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan, chụp ảnh
Ông Lê Hoàng Long, Giám đốc Khu Du lịch Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, cho biết từ ngày 8/3, Khu du lịch chính thức đưa vào khai thác tour tham quan hoa Hoàng Đầu Ấn tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Vườn quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam, thứ 2.000 của thế giới. Nơi đây có hệ sinh thái đất ngập nước mang nét đặc trưng của vùng đất trũng Đồng Tháp Mười. Phát huy ưu thế tự nhiên để khai thác loại hình du lịch sinh thái, nhưng Tràm Chim cũng biết nắm chắc "chiếc chìa khóa" phát triển du lịch bền vững bằng cách bảo tồn những giá trị xanh.
Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có thảm thực vật rất phong phú với hơn 130 loài thực vật bậc cao, với 6 kiểu quần xã đặc trưng: quần xã sen, lúa ma, năng, mồm mốc, cỏ ống và quần xã rừng tràm. Đặc biệt, Vườn quốc gia còn bảo tồn, lưu giữ lúa ma hay còn gọi lúa trời (Oryza rufipogon Griff), là loại thực vật được ghi vào Sách đỏ Việt Nam.
Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có diện tích 7.313 ha, chủ yếu là rừng tràm có tuổi thọ từ 10 đến hơn 20 năm. Mùa khô năm 2020, Vườn được bảo vệ nghiêm ngặt, các lực lượng trực 24/24 giờ, chủ động thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Ngày 05/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Điều tra, Quy hoạch rừng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Quy hoạch và trình diễn quản lý tổng hợp hệ sinh thái rừng tại tiểu vùng sông Mê Kông - Khu vực Vườn Quốc gia Tràm Chim, Việt Nam”.
Thời tiết tại Nam Bộ đang diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt, lượng nước bốc hơi cao, mực nước xuống thấp, độ ẩm không khí thấp, lớp vỏ tràm, thực bì dày và khô..., những cánh rừng tràm thuộc Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đang có nguy cơ cháy cấp độ III, cấp độ IV – mức báo động cháy nguy hiểm, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Mùa nước nổi năm nay, tỉnh Đồng Tháp tổ chức nhiều điểm du lịch trải nghiệm mùa nước nổi, mùa lũ về; tổ chức mô hình trải nghiệm ở Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch Gáo Giồng, Tư Cá Linh Homestay, Khu di tích Xẻo Quýt và Nông trại Tâm Việt .
Tỉnh Đồng Tháp đang quyết tâm đưa ngành "công nghiệp không khói" trở thành một trong một trong những mũi nhọn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với sự vào cuộc quyết liệt, du lịch Đồng Tháp dần khởi sắc, hình ảnh du lịch Đồng Tháp "thuần khiết như hồn sen" ngày càng hướng đến giá trị xanh bền vững, tạo ấn tượng với du khách.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương, hoạt động du lịch của tỉnh có bước khởi sắc. Từ đầu năm 2017 đến nay, ngành Du lịch có nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết xây dựng các tuyến, điểm du lịch và phát triển sản phẩm mới, góp phần thu hút trên 2,4 triệu lượt du khách, tăng 33% so với cùng kỳ, đứng nhất cụm phía Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, doanh thu đạt trên 450 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Năm 2017, Đồng Tháp phấn đấu đạt 3,3 triệu lượt khách, doanh thu hơn 650 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh xác định mô hình phát triển du lịch với thế mạnh du lịch Đồng Tháp trong mối tương quan với du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; từ đó xác định sản phẩm du lịch chủ đạo cho từng khu, điểm du lịch trọng yếu, nhằm tạo nên bức tranh du lịch Đồng Tháp hoàn thiện với những nét riêng biệt. Trên địa bàn Đồng Tháp có 7 khu, điểm du lịch trọng điểm, trong đó Vườn quốc gia Tràm Chim là điểm du lịch nổi bật.
Ông Nguyễn Thế Hanh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện nay có hơn 2.000 con cò ốc bay về sinh sống tại vườn. Đây là một trong 32 loại chim nước đang được ưu tiên bảo tồn, lưu giữ. Chúng sống từng đàn trong 5 khu của Vườn quốc gia Tràm Chim, nhiều nhất là ở khu A2.