Ngày 1/10, đại diện Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật trực thuộc Vườn vừa tiếp nhận nhiều cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc.
Ngày 17/12, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phối hợp với Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương thả 11 cá thể khỉ về môi trường tự nhiên tại Tiểu khu 728, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
Tối 3/9, theo thông tin từ Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết, Cúc Phương (Ninh Bình) vừa vượt qua nhiều ứng cử viên nặng ký trên thế giới để trở thành “Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024’’ do Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) vinh danh.
Ngày 21/3, Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức Hội nghị tham vấn "Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2023 - 2030", tiềm năng khai thác sản phẩm cứu hộ, bảo tồn để phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn, đồng thời ra mắt Bộ linh vật sử dụng trong Giải chạy Jungle Paths 2024 do Vườn tổ chức với thông điệp "Chạy để bảo tồn".
Vườn Quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Nơi đây có hệ động thực vật phong phú, đa dạng, mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới; là nơi phát hiện và bảo tồn nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Đây là Vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường, được quốc tế bình chọn là điểm đến hàng đầu châu Á liên tiếp từ năm 2019 - 2022.
Ngày 19/4, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife) phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương và Vườn Quốc gia Pù Mát tái thả thành công 15 cá thể tê tê Java về lại tự nhiên. Toàn bộ số động vật đều được tịch thu từ các vụ buôn bán động vật hoang dã trái phép trên khắp Việt Nam.
Trong Thư chúc mừng dịp Vườn Quốc gia Cúc Phương kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển (1962 - 2022), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để ngành Lâm nghiệp Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; mong muốn toàn xã hội chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị Vườn Quốc gia Cúc Phương bền vững cho muôn đời sau.
Ngày 2/7, Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) phối hợp với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) tổ chức tái thả số lượng lớn động vật hoang dã vào rừng nguyên sinh Cúc Phương. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Vườn Quốc gia Cúc Phương (07/7/1962-07/7/2022).
Với mục đích đích khơi dậy, lan tỏa tình yêu thiên nhiên, trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng thông qua việc chăm sóc, chữa trị và phục hồi sức khỏe cho các loài động vật, đặc biệt là những cá thể quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, ngày 30/12, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã tổ chức chương trình "Hành trình hồi sinh".
Ngày 27/8, Vườn Quốc gia Cúc Phương phối hợp với Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình và Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt (Four Paws Viet) tổ chức chuyển giao và tái thả 3 cá thể Voọc mông trắng về với tự nhiên tại khu Đảo Ngọc thuộc Quần thể Danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), du lịch sinh thái được phát triển một cách rộng rãi trên thế giới và được coi là “loại hình du lịch của tương lai” do tính ưu việt và đáp ứng được xu thế mới của du khách. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 16 về tính đa dạng sinh học trên thế giới. Vì vậy cần phải có những giải pháp để khai thác du lịch sinh thái nhưng vẫn giữ gìn, bảo tồn và phát huy được những giá trị bền vững của các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên.
Cúc Phương là Vườn Quốc gia đầu tiên được thành lập ở Việt Nam. Năm 1962, dựa trên những giá trị độc đáo về lịch sử địa chất, cảnh quan và ý nghĩa khoa học của thực, động vật ở Cúc Phương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72 về xây dựng bảo vệ và quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương trở thành cơ sở nghiên cứu khoa học về động, thực vật và lâm học nhiệt đới.
Ngày 6/4/2017, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã đã phối hợp với Vườn quốc gia Cúc Phương tiến hành cứu hộ 113 cá thể tê tê Java (Manis javanica) với tổng khối lượng 513,5 kg từ công an tỉnh Hoà Bình. Các cá thể tê tê này đang được vận chuyển trái phép trên xe ô tô mang biển kiểm soát 29A-168.06 đi từ Cửa khẩu Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh và dự tính đến khu vực biên giới phía Bắc tiêu thụ.