Du khách tham gia trải nghiệm hoạt động hái ấu của người nông dân ở khu vực lòng hồ Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Du lịch sinh thái miệt vườn ở vùng đất “Chín rồng” (Bài 1)

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, đóng góp cho bảo tồn, phát triển bền vững với sự tham gia của cộng đồng. Với Đồng bằng sông Cửu Long, du lịch sinh thái miệt vườn lấy cảnh quan sông nước, vườn trồng cây ăn trái, trồng hoa, cây kiểng… làm trọng tâm sản phẩm. Hiện nay, bên cạnh sức hút đã tạo được, loại hình du lịch này đang đứng trước nhiều thách thức. Sản phẩm cần được đổi mới, đặc sắc hơn, không “rập khuôn” để thực sự đặc sắc, thu hút đa dạng nhiều dòng du khách. Phóng viên TTXVN đề cập nội dung này trong hai bài viết với chủ đề Du lịch sinh thái miệt vườn ở vùng đất “Chín rồng” .
Đưa nghị quyết vào cuộc sống (Bài 2)

Đưa nghị quyết vào cuộc sống (Bài 2)

Đánh thức “vùng đất Chín Rồng” là mục tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII, ban hành ngày 2/4/2022. Nghị quyết đưa ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vùng đất này có nhiều tiềm năng chưa được khai phá và cần có những chính sách phù hợp, sát thực tế.
Quảng trường Hùng Vương, điểm tham quan du lịch tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN

Phát triển du lịch vùng đất chín rồng

Cùng với cả nước, du lịch tỉnh Bạc Liêu là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nề nhất. Nhưng trong những ngày đầu năm 2022, ngay khi các địa phương bắt đầu khởi động một cuộc sống bình thường mới, vùng đất chín rồng đã đón hàng chục nghìn du khách đến tham quan, nghĩ dưỡng. Điều này hứa hẹn một tương lai tươi sáng của ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu trong mục tiêu trở thành một trong những trung tâm du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long.