Suốt chặng đường 78 năm đồng hành cùng đất nước - Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) - cơ quan vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên - đã không ngừng lớn mạnh và phát triển.
Sáng 25/7, tại Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Tuyên Quang (xã Trung Môn, huyện Yên Sơn), Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn trang trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt Liệt sỹ Đỗ Văn Đạt là một trong những nhà báo đầu tiên của Việt Nam Thông tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam).
Thông tấn xã Giải phóng ra đời ngày 12/10/1960, thực hiện “sứ mệnh” thông tin vẻ vang, anh dũng trên mặt trận, duy trì mạch thông tin thông suốt từ chiến trường miền Nam đến đông đảo bạn đọc trong nước và quốc tế. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Thông tấn xã Giải phóng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đặc biệt trong “trận chiến cuối cùng”, Giải phóng Sài Gòn, Giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Thông tấn xã Giải phóng (12/10/1960 -12/10/2020), đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, TTXVN xin bài cuối trong chùm bài về những dấu ấn của Thông tấn xã Giải phóng trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Với khẩu hiệu “Làn sóng điện không bao giờ tắt” trong bất cứ tình huống nào dù chống càn hay trên đường di chuyển căn cứ phải mang vác nặng nề, cán bộ Thông tấn xã Giải phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam) vẫn giữ đúng các phiên làm việc để bảo đảm mạch máu thông tin liên lạc thông suốt liên tục. Những kỹ thuật viên, điện báo viên Thông tấn xã Giải phóng có nhiều đóng góp quan trọng, hợp thành Đội quân Thông tấn nhưng họ luôn thầm lặng sau những dòng tin từ chiến trường. Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Thông tấn xã Giải phóng (12/10/1960 -12/10/2020), Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu bài cuối trong chùm 5 bài viết nói về những kỹ thuật viên, điện báo viên – lực lượng hình thành nên bộ 3 quan trọng, không thể thiếu trong việc duy trì mạch máu thông tin giữa “mưa bom, lửa đạn”.
Tháng Bảy là tháng tri ân những mất mát hy sinh của những người đã ngã xuống vì Tổ quốc, đền đáp những đớn đau, thiệt thòi của các thương, bệnh binh, những người mẹ mất con, người vợ mất chồng, những người con mất cha…
Cách đây đúng 45 năm, lực lượng phóng viên tin, ảnh của Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã ở trên tuyến đầu của công tác thông tin, góp phần phản ánh một trong những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài 3 trong loạt bài viết về những ký ức, đóng góp của đội ngũ phóng viên TTXVN, nhất là Thông tấn xã Giải phóng những ngày tháng lịch sử của đất nước cách đây 45 năm.
Cách đây đúng 45 năm, lực lượng phóng viên tin, ảnh của Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã ở trên tuyến đầu của công tác thông tin, góp phần phản ánh một trong những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu loạt 4 bài viết về những ký ức, đóng góp của đội ngũ phóng viên TTXVN, nhất là Thông tấn xã Giải phóng trong những ngày tháng lịch sử của đất nước cách đây 45 năm, phát ngày 24-25/4.