Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Israel đã phát hiện ra một vai trò phòng thủ miễn dịch đầy bất ngờ của proteasome - một cấu trúc tế bào được biết đến với khả năng phân hủy và tái chế protein.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.
Việc đưa vi khuẩn vào môi trường vi mô khối u (TME) sẽ tạo ra tình trạng viêm cấp tính, từ đó kích hoạt các tế bào bạch cầu trung tính - các tế bào phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch - tấn công khối u. Phát hiện này được công bố trong nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan của Australia dẫn đầu.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn nghiên cứu do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 7/2 cho biết biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các mối nguy hiểm do vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây ra.
Kết quả mô hình đánh giá tác động ngắn hạn của đại dịch COVID-19 lên số ca tử vong do lao trong năm 2020 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, tử vong do lao tăng đáng kể trong năm 2020 và ảnh hưởng đến nhóm bệnh nhân lao dễ bị tổn thương nhất.
Ngày 14/7, Sở Y tế tỉnh Gia Lai tiếp tục phát hiện thêm một ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) tại làng H’lang, xã Hnol (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai). Tính đến hết ngày 14/7, tỉnh Gia Lai đã phát hiện 21 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại huyện Đak Đoa trong tổng số 75 mẫu bệnh phẩm. Trong đó, 19 ca tại làng Bông Hiot, xã Hải Yang (1 ca tử vong), 1 ca tại làng Bok Rei, xã Đak Sơ Mei và 1 ca tại làng H’Lang, xã Hnol.
Chiều 29/6, Sở Y tế tỉnh Kon Tum có thông cáo báo chí về 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu mới. Trong đó, có 2 trường hợp ở xã Diên Bình, huyện Đăk Tô là A Li Minh Sơn (sinh năm 2009) và Y Sanh (sinh năm 1995); 1 trường hợp ở xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy là A Hải (sinh năm 2010).
Sau 10 năm nghiên cứu, các chuyên gia Viện Nghiên cứu khoa học Weizmann (WIS) của Israel đã phát triển loại vi khuẩn chỉ hấp thụ khí carbon dioxide (CO2). Thành công của công trình này có thể giúp phát triển các công nghệ trong tương lai để giảm hiệu ứng khí thải nhà kính trong bầu khí quyển và chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.