Vẻ đẹp bản làng tái định cư ở Lai Châu

Thực hiện công tác di dân các công trình thủy điện, hơn 9.000 hộ đồng bào các dân tộc ở Lai Châu phải di chuyển về nơi ở mới, nhường đất cho lòng hồ và các công trình thủy điện
 
Với 3 công trình thủy điện lớn là Sơn La, Lai Châu và Huội Quảng - Bản Chát, tỉnh Lai Châu phải di chuyển khoảng 8 nghìn hộ dân
 
Tất cả các địa phương đều được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm...
 
Dù bản làng trên rẻo cao...
 
...hay bản làng nơi ven hồ, cũng đều toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao Tây Bắc
 
Với các bản làng trên cao, người dân lựa chọn và không ngừng mở rộng diện tích lúa nước để canh tác
 
Còn các bản làng sinh sống bên ven hồ, người dân lấy việc phát triển nông nghiệp vùng bán ngập và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản làm hướng phát triển kinh tế chủ đạo
 
Vùng đất tái định cư cũng là nơi phù hợp với nhiều loại cây trồng mới như cao su, chuối tiêu hồng...
 
Cuộc sống của người dân tái định cư đã có nhiều khởi sắc
 
Cuộc sống no ấm hơn
 
Đến nay, đường về tất cả các bản tái định cư các công trình thủy điện
ở Lai Châu đều đi lại thuận tiện cả bốn mùa
 
Đường giao thông vào bản và nội bản ở các khu, điểm tái định cư đều được rải nhựa và bê tông
 
Cơ sở hạ tầng vùng tái định cư được đầu tư đồng bộ là điều kiện để các địa phương sắp xếp dân cư, tạo tiền đề thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
 
Sau nhiều năm về nơi ở mới, cuộc sống người dân ở bản làng tái định cư thủy điện Sơn La (Sìn Hồ) đã ổn định
 
Một góc bản tái định cư thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè
 
Một trong những bản tái định cư thủy điện Bản Chát tại huyện Than Uyên
 
Đồng bào vẫn lưu giữ những nét đẹp truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình
 
Vẻ đẹp của các bản làng tái định cư giúp người dân phát triển du lịch
 
Hoàng hôn xuống trên khu tái định cư thủy điện Lai Châu ở huyện Mường Tè

Đề xuất