Sau khi phóng viên TTXVN có bài phản ánh về tình trạng hàng trăm hộ dân trồng ngô (bắp) lấy cây để bán (hay còn gọi là trồng bắp sinh khối) trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vì bắp đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được doanh nghiệp liên kết thu mua, Công ty cổ phần Nhật Nhật Tân có trụ sở tại thành phố Vũng Tàu đã tiến hành thu mua bắp sinh khối cho nông dân.
Sáng 16/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Viện Nghiên cứu Ngô tổ chức diễn đàn trực tuyến “Thúc đẩy chuỗi sản xuất ngô sinh khối vụ Đông 2021 tại một số tỉnh phía Bắc”.
Trong vụ Đông Xuân 2018 - 2019, nông dân tỉnh Tiền Giang đã chuyển gần 2.000 ha đất lúa tại những địa bàn khó khăn về nguồn nước sang trồng ngô mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế được ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất.
Trong những ngày qua, trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nắng nóng kéo dài kèm theo sâu bệnh đã phá hoại nhiều diện tích hoa màu của người dân. Tại nhiều vùng trồng ngô lấy bắp và trồng ngô ủ ướp cho bò sữa đã phát hiện một loài sâu hại mới. Loài sâu này lây lan rất nhanh, gây thiệt hại hàng trăm ha ngô của bà con trong vùng.
Cây ngô bị nấm thối thân có thể xuất hiện bất kì ở giai đoạn phát triển nào của cây ngô nhưng chủ yếu tập trung ở giai đoạn tung phấn, trổ cờ. Sau đây là cách nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục bệnh nấm thối thân ở cây ngô.
Ông Cao Văn Hóa, Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, năm 2018, Tiền Giang có kế hoạch mở rộng diện tích ngô lên 4.808 ha, tăng khoảng 10% so với năm 2017. Địa phương đặt mục tiêu thâm canh để đạt năng suất ngô 35,4 tạ/ha và sản lượng thu hoạch cả năm trên 17.000 tấn sản phẩm cung ứng thị trường.
Đầu tháng 11/2017, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định chuyển đổi hơn 5.000 ha sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô và thực hiện đến vụ Đông Xuân 2018-2019, kinh phí chuyển đổi được trung ương hỗ trợ 15,3 tỷ đồng. Hiện nay ở Đồng Tháp, cây ngô cho năng suất từ 8-12 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn trồng lúa từ 7-10 triệu đồng/ha.