Thủ đô Bình Nhưỡng (Pyongyang) của Triều Tiên với diện tích hơn 2000 km2, nhiều năm luôn là điều bí ẩn với cả thế giới. Đến Bình Nhưỡng những ngày tháng 4/2019, thành phố mang dáng vẻ hiện đại, đang phát triển.
Ngày 27/2, Đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Đảng WPK, Trưởng ban Quốc tế Ri Su Yong; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Đảng WPK kiêm Trưởng ban Tổ chức Kim Pyong Hae và Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Đảng WPK, Trưởng ban Kinh tế Trung ương O Su Yong dẫn đầu, đã đi tham quan Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long.
Sau hành trình kéo dài hơn 2 tiếng rưỡi, di chuyển từ ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, đến 11 giờ ngày 26/2, Đoàn xe tháp tùng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (Kim Châng Ưn) đã tới khách sạn Melia Hà Nội.
Đúng 8 giờ 13 phút ngày 26/2, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un (Kim Châng Ưn) đã đến ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn trên chuyến tàu hỏa đặc biệt, bắt đầu chuyến công du tới Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ -Triều Tiên lần hai tại Hà Nội và thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai diễn ra tại Hà Nội, những sản phẩm lưu niệm như áo phông, cờ Mỹ, cờ Triều Tiên và cờ Việt Nam thu hút khách du lịch quốc tế và người dân đến mua làm kỷ niệm nhân sự kiện quan trọng này.
Ngay sau buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, cũng trong chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Văn phòng Chính phủ về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai. Cuối giờ chiều nay, Thủ tướng đã quay lại, kiểm tra lần thứ 2 công tác chuẩn bị tại Trung tâm Báo chí quốc tế của Hội nghị.
Tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đã tiến thêm một bước mới khi ngày 26-11-2018, UNESCO đã chính thức công nhận môn Đấu vật truyền thống của hai miền Triều Tiên là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc ngày 29/10/2018 dẫn nguồn từ Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc cho biết Ủy ban di sản phi vật thể thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khuyến nghị công nhận đấu vật truyền thống Hàn Quốc Ssireum là di sản phi văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Kaesong là một thành phố ở phía Bắc tỉnh Hwanghae, thuộc khu vực phía Nam của Bắc Triều Tiên. Năm 2013, Kaesong là địa danh thứ hai của Triều Tiên được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Trong suốt những năm qua, Triều Tiên mới chỉ hai lần làm hồ sơ nộp trình UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới và cả hai lần đề xuất đều được thông qua.
Theo hãng thông tấn Yonhap, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 18/1 cho biết thỏa thuận giữa nước này và Triều Tiên về việc cùng tiến hành đợt huấn luyện chung tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Masikryong, chuẩn bị cho Olympic mùa Đông PyeongChang 2018, phản ánh mong muốn của Seoul làm cho kỳ thi đấu thể thao toàn cầu này trở thành một sự kiện hòa bình.
Ngày 23/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã "lên án mạnh mẽ" vụ thử tên lửa và động cơ tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên, đồng thời phản đối "hành vi gây mất ổn định ngày càng gia tăng" của Bình Nhưỡng.
Ngày 13/2, Hồi đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã triệu tập cuộc họp khẩn để thảo luận về vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên. Kết thúc cuộc họp kín, các quốc gia thành viên cơ quan quyền lực nhất của LHQ đã nhất trí lên án vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng đồng thời cảnh báo sẽ áp dụng thêm "những biện pháp trừng phạt mạnh" đối với Bình Nhưỡng.
Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 13/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Bắc Kinh phản đối các vụ thử tên lửa của Triều Tiên vốn đi ngược lại các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết sáng 12/2, Triều Tiên đã bắn một quả tên lửa đạn đạo nhưng chưa rõ chủng loại. Đây là lần bắn tên lửa đầu tiên của Triều Tiên kể từ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
Ngày 8/1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với Mỹ. Phát biểu trên chương trình "Meet the Press" của kênh truyền hình NBC, ông Carter cũng tuyên bố Washington đã chuẩn bị sẵn sàng để bắn hạ tên lửa của Triều Tiên nếu nó được phóng hướng tới lãnh thổ của Mỹ hoặc lãnh thổ của những người bạn và đồng minh của Mỹ.
Phát biểu tại phiên họp cấp cao Đại Hội đồng LHQ khóa 71 ngày 21/9, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tái khẳng định cộng đồng quốc tế cần phải giải quyết những vấn đề nóng của thế giới như ở Syria hay Triều Tiên bằng giải pháp chính trị và tiến hành đối thoại.
Ngày 10/9/2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 9/9/2016, Triều Tiên tiến hành t h ử hạt nhân, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:
Nếu Triều Tiên đã gửi tín hiệu muốn nói chuyện, Chính quyền Mỹ cần tìm hiểu tính khả thi. Và nếu Triều Tiên nghiêm túc, họ phải phát đi những tín hiệu rõ ràng, thiện chí hơn nữa...
Ngày 25/8, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã chỉ đạo vụ phóng thử thành công tên lửa đạn đạo "Pukguksong" từ tàu ngầm và gọi đây là “thành công lớn nhất” của nước này.
Ngày 24/8, kết thúc cuộc họp ba bên thường niên tại Tokyo, các Ngoại trưởng Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhất trí hối thúc Triều Tiên kiềm chế hành động khiêu khích và tuân thủ các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Người phát ngôn Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, ông Dave Benham ngày 22/6 cho biết quân đội Mỹ đã phát hiện thấy một tên lửa được phóng từ Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Dave Benham không cho biết thêm thông tin chi tiết.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức quân sự Hàn Quốc ngày 31/5 đưa tin Triều Tiên đã phóng thử một tên lửa được cho là loại tầm trung mới nhất của nước này và dường như đã thất bại.
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn nguồn hãng thông tấn Yonhap ngày 26/5 đưa tin Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon (Ban Ki Mun) cùng ngày đã kêu gọi nỗ lực đưa Triều Tiên trở lại các cuộc đối thoại, đồng thời tuyên bố ông sẵn sàng hỗ trợ bằng bất kỳ cách nào cá nhân ông có thể thực hiện.
Theo hãng tin AP, Triều Tiên vừa bổ nhiệm một nhà ngoại giao kỳ cựu, có kinh nghiệm sâu rộng về đàm phán với Hàn Quốc và Mỹ làm Bộ trưởng Ngoại giao mới.
Truyền thông Nga ngày 15/5 cho biết giới chức Triều Tiên đã cho phép thuyền buồm "Elfin" của Nga tiếp tục hải trình sau 2 ngày bị bắt giữ cùng 5 thành viên thủy thủ ở vùng duyên hải Triều Tiên.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 6/5 dẫn một nguồn thạo tin cho biết Triều Tiên có thể tiến hành một cuộc thao diễn bắn đạn thật trong thời gian diễn ra Đại hội lần thứ VII của Đảng Lao động Triều Tiên.
Ngày 6/5, Đại hội đảng lần thứ VII của Đảng Lao động Triều Tiên khai mạc tại thủ đô Bình Nhưỡng với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Triều Tiên cùng hàng nghìn đại biểu
Ngày 29/4, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) Lưu Kết Nhất cho biết đề xuất của Triều Tiên sẽ tạm ngừng chương trình hạt nhân nếu Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận chung, xứng đáng được đưa ra xem xét.
Ngày 29/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi Triều Tiên kiềm chế không thực hiện thêm bất kỳ hành động khiêu khích nào.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn thông báo của Bộ Tư lệnh liên quân Hàn Quốc cho biết vào 19 giờ 26 phút ngày 28/4 theo giờ địa phương (tức 17h26' giờ Việt Nam), Triều Tiên đã phóng thêm một quả tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan (BM-25) từ khu vực Wonsan trên bờ biển phía đông nước này, song vụ phóng dường như lại thất bại.