Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Stanford (Mỹ), việc điều trị bằng thuốc kháng virus Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer trong 15 ngày không làm giảm các triệu chứng COVID-19 kéo dài.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hebrew (Israel) và Đại học Surrey (Anh) đã phát hiện ra rằng kích thích não không xâm lấn, kết hợp với đào tạo nhận thức, có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
Bệnh nhân đậu mùa khỉ có thể không có triệu chứng, thể nhẹ và nặng - Đây là thống nhất chia các thể lâm sàng của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ của các chuyên gia đến từ Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế tại cuộc họp Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế nghiệm thu "Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người" do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức chiều 26/7, tại Hà Nội.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund và Đại học Uppsala ở Thụy Điển đang cùng thực hiện một trong những dự án khoa học công dân lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, những người tham gia nghiên cứu đã sử dụng một ứng dụng để báo cáo tình hình sức khỏe hàng ngày của họ ngay cả khi khỏe mạnh. Dữ liệu thu thập được này có thể được sử dụng để dự đoán xu hướng lây lan COVID-19 trên khắp đất nước và dự báo nguy cơ nhập viện trước 1 tuần. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications mới đây.
Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu y sinh Pennington (Mỹ) chỉ ra rằng tập thể dục đều đặn giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và bệnh tiểu đường liên quan đến hội chứng COVID kéo dài (Long COVID).
Một số bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài nhiều tháng sau khi khỏi bệnh, hay hội chứng COVID kéo dài (Long COVID). Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học về các yếu tố gây hội chứng này đã cho thấy ở những bệnh nhân trên đã phát triển tự kháng thể có thể tấn công tế bào của chính họ, hoặc họ có cơ địa dễ xảy ra các triệu chứng kéo dài.
Trả lời phỏng vấn “Đài phát thanh nước Nga”, nhà virus học Konstantin Chumakov ngày 15/1 cho biết bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 thường có các triệu chứng nhẹ, tỷ lệ tử vong chỉ là 0,1% so với 2% ở các biến thể khác. Nhìn chung, Omicron đã thực sự biến đổi và thường lây nhiễm cho những người trẻ tuổi và trẻ em.
Các thành viên lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Ấn Độ ngày 7/9 kêu gọi các bác sĩ cần xếp vào dạng nghi nhiễm các trường hợp xuất hiện những triệu chứng như giảm thính lực, khô miệng, đau nhói đầu, viêm kết mạc, giảm tiết nước bọt và phát ban trên da, ngay cả khi không có các triệu chứng phổ biến như sốt, ho, khó thở.
Ngày 12/4, công ty công nghệ sinh học Regeneron của Mỹ cho biết sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng kháng thể tổng hợp do hãng này bào chế như một biện pháp phòng ngừa trong điều trị COVID-19, sau khi kết quả thử nghiệm cho thấy loại kháng thể này có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm có triệu chứng trong các gia đình có người mắc bệnh.
Ngày 14/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) thông tin, theo đánh giá ban đầu, hầu hết các bệnh nhân mắc COVID-19 trong chuỗi lây nhiễm liên quan đến ổ dịch nhân viên Sân bay Tân Sơn Nhất không có triệu chứng hoặc có biểu hiện rất nhẹ. Nhiều trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính rất nhanh sau một thời gian ngắn được cách ly điều trị.