Những nghệ nhân miệt mài gìn giữ sức sống dòng tranh dân gian Đông Hồ

Những nghệ nhân miệt mài gìn giữ sức sống dòng tranh dân gian Đông Hồ

Trong số các dòng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ, được sáng tạo và phát triển bởi người dân làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), mang giá trị văn hóa đặc sắc. Trước đây, tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Tết, vì thường được sản xuất vào cuối năm để phục vụ nhu cầu trang trí và thờ cúng của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Kết nối, đưa tranh dân gian Đông Hồ đến với du khách

Kết nối, đưa tranh dân gian Đông Hồ đến với du khách

Ngày 21/3, tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Bảo tồn di tích và xúc tiến du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức chương trình ký kết về phát triển du lịch, quảng bá tranh dân gian Đông Hồ với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển giáo dục và du lịch Sun Star. Đây là một trong những hoạt động tích cực của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như tỉnh Bắc Ninh trong công tác bảo tồn, phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, khi nghề này đang có nguy cơ mai một, cần bảo vệ khẩn cấp.

Trình UNESCO hồ sơ "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ"

Trình UNESCO hồ sơ "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ"

Tại Công văn số 387/TTg-KGVX, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đệ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ" vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và ủy quyền Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Hồ sơ theo quy định.
Hoàn thiện hồ sơ để bảo tồn, phát huy giá trị "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ"

Hoàn thiện hồ sơ để bảo tồn, phát huy giá trị "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ"

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 11/3 cho biết: UBND tỉnh Bắc Ninh vừa hoàn thiện Hồ sơ "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ" đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, gửi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xét đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng tranh Đông Hồ (Bài cuối)

Bảo tồn, phát huy giá trị làng tranh Đông Hồ (Bài cuối)

Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Giữ gìn, tôn vinh, phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ hiện nay là công việc vô cùng cần thiết và cấp bách. Điều đó sẽ không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, lưu giữ một loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc, còn góp phần xây dựng một sản phẩm văn hóa trở thành thương hiệu, thành công cụ quảng bá, giới thiệu về văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Tranh dân gian Đông Hồ

Tranh dân gian Đông Hồ

Trong các dòng tranh dân gian ở Việt Nam, tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt.