Chủ tịch UBND xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Nguyễn Tấn Hùng cho biết: Trước khi bão số 4 vào đất liền, đầu buổi chiều 27/9, xã đã hoàn thành việc di chuyển toàn bộ người già, phụ nữ và trẻ em đến nơi ở an toàn trong đất liền. Mặt khác, các tàu, thuyền đã neo đậu an toàn. Lồng bè nuôi trồng thủy sản trên các lưu vực sông đã thu hoạch xong. Địa phương cương quyết không để trường hợp nào ở lại trên các chòi canh, lồng bè khi bão vào đất liền.
Sáng 27/9, nhiều tàu cá của tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung Bộ đã hối hả chạy thuyền vào cảng cá để tránh ảnh hưởng của bão số 4 (bão Noru). Nhiều ngư dân vui mừng khi hải sản đưa lên bờ được các thương lái đưa xe đông lạnh đến tận cảng thu mua hải sản chở đi các nơi tiêu thụ.
Sáng 2/7, theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, có 2 tàu cá của địa phương bị chìm trong quá trình di chuyển đến nơi tránh trú bão số 1 (CHABA).
Tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương chỉ đạo lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương vùng ven biển chủ động thông tin, liên lạc các chủ tàu, thuyền hoạt động trên biển đưa phương tiện, lao động vào nơi tránh, trú bão số 5 an toàn; đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Sáng 10/11, ở Nha Trang (Khánh Hòa) bắt đầu có mưa lớn, các cơ quan chức năng tiếp tục vận động người dân di dời ra khỏi khu vực xung yếu, có nguy cơ sạt lở cao trước khi bão số 6 đổ bộ vào đất liền dự kiến vào tối cùng ngày.
Tỉnh Quảng Trị đang chuẩn bị đầu tư nâng cấp mở rộng, khu neo đậu tránh trú bão đảo Cồn Cỏ, qua đó nâng cấp quy mô khu neo đậu này lên cấp vùng, để giải quyết tình trạng quá tải và xuống cấp.