Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Nằm ở độ cao 2.000m so với mực nước biển, xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Hà Nhì đen. Người Hà Nhì còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có trang phục truyền thống thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... cũng như phong tục, tập quán, sinh hoạt của cộng đồng, ước vọng về cuộc sống tốt đẹp.
Tỉnh biên giới vùng cao Lào Cai có 25 nhóm ngành dân tộc với hai cộng đồng dân tộc rất ít người là Bố Y và Phù Lá. Trong đó, dân tộc Bố Y (còn được gọi là Tu Dí) có dân số gần 2.000 người tập trung chủ yếu ở huyện Mường Khương. Trang phục dân tộc Bố Y vẫn giữ được những yếu tố truyền thống như là biểu trưng của văn hóa, góp phần phản ánh phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của tộc người.
Xuất phát từ mong muốn gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện, đồng thời tạo ra sản phẩm quảng bá, thúc đẩy du lịch địa phương, Huyện Đoàn Xín Mần (Hà Giang) phối hợp cùng các đơn vị, đoàn viên, thanh niên ở các thôn, bản triển khai Dự án búp bê với trang phục dân tộc.
Sự góp mặt của các đại biểu dân tộc thiểu số với trang phục dân tộc truyền thống trong mọi hoạt động của Đại hội đã khiến "ngày hội lớn" của phụ nữ cả nước thêm rực rỡ.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu may trang phục của đồng bào dân tộc Mông luôn được huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm.
Với mục tiêu xây dựng môi trường học tập thân thiện và gìn giữ nét đẹp văn hóa vốn có của đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở xã Công Sơn, huyện biên giới Cao Lộc (Lạng Sơn) đã duy trì hoạt động mặc trang phục dân tộc để bảo tồn văn hóa truyền thống. Qua đó, giúp các em học sinh có thêm hiểu biết, trân trọng và tự hào về nét đẹp của dân tộc mình.
Nói đến trang phục đặc sắc, tiêu biểu của dân tộc Việt Nam thời hiện đại không thể không nhắc đến chiếc Áo dài truyền thống. Thế nhưng ít ai biết rằng, trong suốt lịch sử mấy trăm năm về trước, trang phục “tôn vinh” và làm nên nét duyên của các "quý bà, quý cô" nước Việt, lại chính là những tấm áo mớ ba, mớ bảy cùng chiếc nón thúng quai thao.