Chiều 28/7, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân 20 tuổi ở Hà Nội, trong tình trạng hôn mê sâu, suy tim, tổn thương não lan tỏa tất cả các vị trí, tổn thương gan… Nguyên nhân được xác định do bệnh nhân ngộ độc một chất ma túy thế hệ mới có trong thuốc lá điện tử.
Các nhà khoa học Australia vừa công bố kết quả một số nghiên cứu mà họ tin rằng có thể cung cấp thêm hiểu biết về nguyên nhân và phương pháp điều trị những tổn thương não ở trẻ sơ sinh.
COVID-19 được xem là bệnh về đường hô hấp, nhưng tác động của căn bệnh này vượt quá sự tác động đối với phổi. Kể từ khi đại dịch bùng phát, các nhà thần kinh học đã hiểu rõ rằng căn bệnh lây lan có thể ảnh hưởng đến ngay cả cơ quan quý giá nhất của con người là não bộ. Các biến chứng thần kinh và tâm thần của COVID-19 rất đa dạng và đôi khi vẫn tồn tại rất lâu sau khi bệnh nhân hồi phục. Đây là nhận định của nhà khoa học Serena Spudich được đưa ra trong bài viết mang tên "Perspective" đăng trên tạp chí Science mới đây.
Rối loạn khứu giác là triệu chứng đặc trưng để nhận biết khi mắc COVID-19. Một nghiên cứu được công bố ngày 11/4 trên JAMA Neurology chỉ ra rằng COVID-19 có thể gây tổn thương cho người bệnh ở phần não bộ có liên quan đến khứu giác. Đây được cho là lời giải thích hợp lý về chứng mất khứu giác kéo dài sau khi mắc COVID-19 mà 1,6 triệu người Mỹ hiện nay đang mắc phải.
Nhiều người không hiểu rõ các di chứng của COVID-19 và có tâm lý cố tình nhiễm bệnh để có miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên, kết quả một nghiên cứu quy mô nhỏ công bố mới đây tại Mỹ cho thấy tốt nhất không nên để bản thân nhiễm virus.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, những ngày gần đây thời tiết chuyển mùa, nắng mưa thất thường, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch đã làm gia tăng tỉ lệ người nhập viện do đột quỵ não.
Tình trạng viêm não và tổn thương mạch máu não ở những bệnh nhân tử vong do COVID-19 rất giống tình trạng quan sát được trong não các trường hợp không qua khỏi do những bệnh gây thoái hóa dây thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Đây là kết quả công trình nghiên cứu công bố ngày 21/6 trên tạp chí Nature.
Ngày 16/3, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc methanol nặng do uống phải cồn sát trùng “rởm” thay rượu. Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng não vẫn bị tổn thương. Từ vụ việc này, bác sỹ Nguyên cánh báo người dùng về tình trạng dung dịch cồn sát khuẩn bị làm giả, không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, công dụng xuất hiện trên thị trường.