Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, đêm 12/11, trên địa bàn xã Phổ Thuận, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra lốc xoáy, gây thiệt hại về nhà ở và hoa màu cho nhân dân trên địa bàn xã.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, đến 17 giờ ngày 1/5, mưa và dông lốc đã làm 1 người chết, 245 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nhiều nhà cửa. Địa phương bị thiệt hại nhiều nhất là huyện Trấn Yên với 142 ngôi nhà bị hư hỏng, tiếp đến là các huyện Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên…
Đêm 17/4 và rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xảy ra mưa dông kèm lốc sét, gió giật mạnh trên diện rộng. Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy về phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn đến 17 giờ ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập. Ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ngày 25/9, địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xảy ra mưa lớn và dông, lốc làm tốc mái tôn nhà dân ở một số địa phương như thành phố Huế, huyện Quảng Điền, Phú Vang.
Đêm 4/8 đến rạng sáng 5/8, địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa vừa và dông, lốc kèm sét đánh khiến ba người bị thương, gây nhiều thiệt hại về nhà ở, hoa màu... tại một số huyện, thị xã như Bát Xát, Sa Pa và thành phố Lào Cai.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sóc Trăng, do ảnh hưởng dông, lốc, sạt lở làm thiệt hại về nhà cửa, sạt lở bờ bao, lộ giao thông nông thôn, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện đợt mưa kèm theo dông lốc làm sập nhiều nhà dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến vụ giông, lốc xảy ra vào chiều 27/3, ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang cho biết, qua thống kê, có 158 căn nhà bị sập, tốc mái ở hai huyện Phú Tân, An Phú và thị xã Tân Châu.
Tính đến 17 giờ ngày 7/3, mưa dông kèm lốc và mưa đá trên địa bàn tỉnh Sơn La đã gây thiệt hại nặng về nhà ở và tài sản của người dân; trong đó có 1 nhà sập đổ hoàn toàn, 435 nhà bị thủng và tốc mái, nhất là ở huyện Bắc Yên với 388 nhà bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mưa đá đã gây thiệt hại cho các loại cây trồng; đặc biệt các loại cây ăn quả như mận, dâu tây, xoài, nhãn... đang thời kỳ đậu quả. Giá trị thiệt hại ước tính 1 tỷ đồng (chưa tính giá trị thiệt hại về nông nghiệp).
Sáng 5/7, ông Võ Nguyên Nam, Chủ tịch UBND huyện Kong Chro (Gia Lai) cho biết, chính quyền huyện đã huy động nhân lực hỗ trợ người dân sửa chữa hàng chục ngôi nhà bị tốc mái do ảnh hưởng của cơn dông lốc xảy ra vào chiều tối 4/7.
Đêm 1/6, rạng sáng 2/6, một số nơi trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra dông, lốc. Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, tính đến 9 giờ ngày 2/6, dông lốc đã khiến 138 ngôi nhà, trường học và nhà văn hóa tại các huyện Bảo Thắng, Văn Bàn và thành phố Lào Cai bị tốc mái, sập đổ hoàn toàn.
Ngày 13/5, theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, mưa to kèm giông lốc xảy ra tối 12/5 trên địa bàn tỉnh diện rộng, gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của nhân dân huyện Nậm Nhùn, Tam Đường và Tân Uyên.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, đêm 25, rạng ngày 26/4, tại thôn Mộ (xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) có mưa to kèm theo dông lốc đã làm tốc mái 8 ngôi nhà, trong đó, có một nhà bị tốc mái hoàn toàn, các nhà khác bị tốc từ 15 - 50% phần mái.
Ông Trần Văn Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), cho biết: Rạng sáng 30/10, một trận lốc xoáy đã tràn qua thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc, làm tốc mái hàng chục ngôi nhà, trong đó một số nhà bị tốc mái hoàn toàn. Hiện chính quyền và nhân dân đang tập trung khắc phục, sửa chữa.
Trưa ngày 11/10, do ảnh hưởng của cơn bão số 6 chuyển thành vùng áp thấp, giữa lúc mưa to và rất to, đã xuất hiện một cơn gió lốc xoáy mạnh khiến nhiều ngôi nhà của người dân thôn Đông Trì, xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam bị tốc mái và hư hỏng nặng.
Tối 11/5, ông Phan Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh xác nhận, khoảng 15 giờ 30 phút cùng ngày, trên địa bàn xã Hương Xuân có mưa to kèm lốc xoáy đã làm 133 mái nhà của các hộ dân ở các thôn Vĩnh Trường, Hòa Sơn và Vĩnh Hưng bị tốc mái.
Sáng 26/4, lực lượng chức năng ở xã Đức Hạnh, huyện biên giới Bù Gia Mập (Bình Phước) đang phối hợp cùng người dân khẩn trương khắc phục hậu quả thiệt hại do trận giông lốc xảy ra vào chiều tối 25/4.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn, do ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp suy yếu kết hợp với hội tụ gió trên cao nên từ đêm 24/3 đến trưa 25/3, ở nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa rào và dông, có nơi mưa to đến rất to, lượng mưa đo được lớn nhất từ 0 giờ đến 13 giờ ngày 25/3 tại Chợ Rã 100mm, Khang Ninh 94mm, Cao Tân 89mm, Cốc Đán 83mm, Bản Thi 72mm, Phủ Thông 75mm, Nghiêm Loan 69mm; các nơi khác lượng mưa từ 30 - 60mm.
Do ảnh hưởng của hội tụ gió lên đến mực 5000m, đêm 2/3, địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xảy ra mưa dông với lượng mưa phổ biến 5-10mm, khu vực các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Lâm Bình có lượng mưa từ 10-20mm. Một số khu vực đã xảy ra mưa đá.
Ngày 12/8, mưa lớn kèm theo dông lốc trên địa bàn các huyện An Phú, Tri Tôn và thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) đã làm 96 căn nhà bị đổ sập và tốc mái, gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu cho người dân.
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết, trận lốc xoáy xảy ra bất ngờ vào khoảng 16 giờ 30 phút chiều ngày 18/3 đã khiến 1 trường học cùng 25 nhà dân tại thành phố Đông Hà và huyện Triệu Phong bị tốc mái, nhiều hoa màu cùng cây cối bị hư hại.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, từ đêm 1/5 đến rạng sáng 2/5/2016, do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao, tại thành phố Lào Cai và huyện Bát Xát xảy ra gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10, gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, cây trồng các loại của người dân địa phương.