Ngày 23/2, theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Thú y vùng III (Cục Thú y) vừa công bố kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trên lợn (máu, biểu mô) tại chuồng chăn nuôi lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Bang (khu 4, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, phát hiện virus lở mồm long móng serotype O trong mẫu kiểm tra.
Trưa 24/6, tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý Thị trường tỉnh Kon Tum) cùng lực lượng chức năng Công an tỉnh Kon Tum và các phòng ban huyện Tu Mơ Rông tổ chức tiêu hủy 148 cây sâm giống 1 năm tuổi giả Ngọc Linh. Số cây trên là tang vật trong vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán 150 cây giống Sâm Ngọc Linh giả (có 2 cây bị chết).
Ngày 13/10, ông Nguyễn Văn Hợp, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông xác nhận, Đoàn công tác do UBND xã Quảng Hòa chủ trì đã tịch thu máy móc, trang thiết bị đào, đãi vàng trái phép tại tiểu khu 1660 và 1661; đồng thời tiêu hủy các lán trại tại khu vực này.
Chiều 15/3, Công an huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), cho biết: Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự kinh tế, ma túy của Công an huyện Tri Tôn vừa phát hiện một hộ dân tại xã biên giới Lạc Quới (huyện Tri Tôn) trồng trái phép 32 cây cần sa trong vườn nhà.
Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng Lâm Minh Hoàng cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các ngành chức năng kịp thời tiêu hủy 255 con lợn nhiễm dịch tả châu Phi với tổng trọng lượng gần 5.500 kg. Đây là số lợn mới được phát hiện bị nhiễm bệnh vận chuyển qua địa bàn tỉnh sau thời gian gần 6 tháng tỉnh Sóc Trăng công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.
Tại hội nghị “Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch công tác năm 2020” do Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 16/12, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, tốc độ chăn nuôi sẽ tiếp tục phát triển và yêu cầu Cục Thú y phải nhận dạng những khó khăn để tập trung các giải pháp ngay từ đầu năm 2020, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Cục Thú y không chỉ có nhiệm vụ là phòng, chống dịch bệnh mà còn phải xúc tiến thương mại.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nhiều kênh rạch đã gây nhiều khó khăn trong việc tiêu huỷ lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi bằng phương pháp chôn lấp. Do đó, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn có hướng dẫn các địa phương trên về việc tiêu huỷ lợn bệnh bằng phương pháp đốt.
Bộ Tài chính vừa có các văn bản gửi 6 địa phương là Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ninh tạm cấp tổng kinh phí 1.270 tỷ đồng hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Chiều 4/6, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức, Thượng tá Bùi Trọng Tuấn, Trưởng phòng Tham mưu, Người phát ngôn Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết: Trước thực trạng thuốc Amakông không rõ nguồn gốc được sản xuất, lưu hành trên thị trường, từ ngày 6/3 đến ngày 2/4, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra 10 cơ sở kinh doanh thuốc Amakông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Buôn Đôn và huyện Lắk; qua đó phát hiện, thu giữ trên 4 tấn thuốc có ghi nhãn hiệu Amakông không rõ nguồn gốc tại các cơ sở này.
Ngày 20/5/2019, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW, về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Ngay sau khi phát hiện thêm hai ổ dịch tả lợn châu Phi tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ngay lập tức tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn bị nhiễm bệnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, đến nay, trên địa bàn các huyện gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy có 32 ấp của 17 xã phát hiện và đã tiêu hủy gần 1.200 con lợn bị nhiễm bệnh lở mồm long móng của 83 hộ chăn nuôi và 2 cơ sở giết mổ, với tổng trọng lượng gần 72.000 kg.
Ngày 17/10, ông Trần Cao Khải - Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa tổ chức tiêu hủy 2.500 con vịt bị dịch cúm A/H5N6 của gia đình bà Lê Thị Sáu tại thôn 2, xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.