Những năm vừa qua, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã mang lại hiệu quả rõ nét trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội). Nhiều nông sản, hàng hóa nơi đây được thành phố Hà Nội chứng nhận đạt OCOP 3 sao, 4 sao. Phát huy thế mạnh địa phương, Thường Tín tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm chất lượng để tham gia chương trình OCOP, góp phần nâng cao giá trị và tăng thu nhập cho người dân…
Huyện Thường Tín (Hà Nội) hiện có khoảng 900ha đất trồng rau màu các loại, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Thư Phú, Hà Hồi, Tân Minh, trung bình mỗi ngày cung ứng ra thị trường hàng chục tấn rau màu. Để phát huy thế mạnh địa phương và phát triển kinh tế nông nghiêp, huyện Thường Tín đã tập trung sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân.
Ngày 15/5, nguồn tin từ Công an thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Y tế và thành phố Hà Nội, với quyết tâm vừa phòng, chống COVID-19 vừa hoàn thành chỉ tiêu căn cước công dân, Công an thành phố Hà Nội đã tạm dừng việc cấp căn cước công dân gắn chíp tại những nơi có trường hợp bị mắc, có khả năng mắc COVID-19.
Sản phẩm làng nghề sơn son thếp vàng và sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) chứa đựng vẻ đẹp tài hoa của người thợ, sự óng ánh của màu sắc và sự tinh tế, duyên dáng của các họa tiết đến lộng lẫy, kiêu sang.
Những chiếc bánh giầy của làng Quán Gánh, thị trấn Thường Tín (Hà Nội) từ xa xưa đã nổi tiếng với vị dẻo thơm, trở thành món ngon độc đáo, thứ quà quê giản dị của người Tràng An.
Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời. Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam.
Vào đền thôn Trần Phú, xã Minh Cường, Thường Tín thắp hương làm lễ, một số người thậm chí còn đòi chôn hài cốt tại đây. Hành động kỳ lạ trên đã khiến hàng nghìn người dân hết sức hoang mang và phẫn nộ.