Với mục đích làm rõ ý nghĩa và giá trị của nghi lễ tế giao (Lễ tế trời ở đàn Nam Giao) trong lịch sử, quy trình và cách thức tế giao dưới các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung, triều đại nhà Hồ nói riêng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học "Lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và Lễ tế Nam Giao Vương triều Hồ".
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết: Nhằm đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bảo tồn di sản văn hóa, lan tỏa mạnh mẽ và tạo sức sống bền vững cho di sản trong cộng đồng, Trung tâm phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức Chương trình giáo dục năm 2023 với chủ đề “Thành Nhà Hồ - Di sản cho mai sau”.
Ngày 4/3, Viện Khảo cổ và Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ phối hợp tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật 4 cổng thành (Nam - Bắc - Đông - Tây) thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, chỉ rõ những phát hiện mới sau một thời gian tiến hành khai quật.
Sáng 16/1 (tức ngày 25 tháng Chạp), trước khu vực cổng Nam, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ đã tổ chức nghi lễ thượng nêu (lễ dựng cây nêu) theo phong tục cung đình ngày xưa của vương triều Hồ vào ngày Tết Nguyên đán. Hoạt động này thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân cũng như du khách.
Triển lãm “Di sản văn hóa xứ Thanh - Di sản chung của chúng ta” diễn ra chiều 22/11 tại Thành nhà Hồ. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Công ước bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới của UNESCO.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt Kế hoạch quản lý Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2040. Kế hoạch này được UBND tỉnh xây dựng dựa vào các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực sử học, khảo cổ học và các ngành có liên quan khác với sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế từ UNESCO, Hội đồng Di sản Anh.
Sau một thời gian dài "đóng cửa" vì dịch COVID-19, dịp 30/4, 1/5 vừa qua, du lịch Thanh Hóa đã chính thức mở cửa trở lại để đón khách tại tất cả các khu, điểm du lịch trên địa bàn. Cùng với công tác phòng, chống dịch bệnh, tỉnh xác định từng bước khôi phục hoạt động du lịch, trước mắt tập trung vào thị trường du lịch nội địa; đồng thời nỗ lực hướng đến mục tiêu là điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn hậu dịch COVID-19.
Ngày 19/8, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết Trung tâm sẽ có đề xuất kiến nghị các cơ quan chức năng tiếp tục tạo nguồn kinh phí thực hiện việc bảo tồn ở các cổng phía Tây, phía Bắc, phía Đông của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, đồng thời làm mái che (vọng lâu), trám, vá các mạch hở nhằm chống thấm triệt để từ trên mái cổng Nam Thành nhà Hồ.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức báo cáo kết quả khai quật một tường thành phía Đông Bắc di sản Thành Nhà Hồ và Di chỉ khảo cổ học núi Xuân Đài (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) trong năm 2018.
Thành Nhà Hồ - một công trình kiến trúc quân sự thuộc hàng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam và Khu vực trong thời kỳ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV.