Ngày 1/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã khai mạc chương trình “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” năm 2022, tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Trong đó điểm nhấn chính là hoạt động thể nghiệm nghi lễ ban quạt trong hoàng cung xưa.
Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức triển lãm “Tết Đoan Ngọ xưa và nay-Gió lành Đoan Dương” theo hình thức trực tuyến tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long nhằm giới thiệu nét cổ truyền của Tết Đoan Ngọ đến đông đảo công chúng.
Sáng 25/6 (tức Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch), tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức tái hiện các phong tục của Tết Đoan Ngọ xưa với chủ đề “Hương sắc thảo mộc Đoan Dương” với nhiều hoạt động đặc sắc.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú.
Thuở trước, vào dịp cúng giỗ hay Tết Đoan ngọ, những người bà, người mẹ ở Phổ Cường (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) thường đổ bánh bò dâng cúng tổ tiên, làm quà cho con trẻ và mời nhau thêm thắm tình thân hữu.
Vào dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch), người Cao Bằng làm bánh tro (bánh gio) để cúng tổ tiên. Đây là một nét ẩm thực rất độc đáo, món ăn hấp dẫn không thể thiếu của người Cao Bằng.