Chỉ còn chưa đầy một tháng là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng tăng cao của người dân, nhiều làng nghề truyền thống ở Cần Thơ đã và đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng phục vụ thị trường. Tuy nhiên, năm nay, thị trường, giá cả nhiều biến động, người làm ra sản phẩm phục vụ Tết cũng mang nhiều nỗi niềm.
Thành phố Cần Thơ được mệnh danh là Tây Đô - thủ phủ miền Tây, từ lâu đã rất nổi tiếng với câu ca dao: “Cần Thơ gạo trắng nước trong. Ai đi đến đó lòng không muốn về!”. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố còn được ví như “đô thị miền sông nước”...
Đều đặn mỗi tháng vài lần, anh Lê Văn Vững, chủ tiệm tóc “Lê Vững Barbershop” ở Cần Thơ lại dẫn nhóm “các chàng trai áo vàng” của tiệm lên đường đến những điểm thiện nguyện vùng sâu, vùng xa trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để cắt tóc miễn phí cho nhân dân. Không dừng lại ở đó, anh Lê Văn Vững còn được nhắc đến với mô hình lớp học cắt tóc 0 đồng cũng như kế hoạch về những chuyến xe máy cắt tóc miễn phí tận nhà cho người già, người tàn tật…
Ngày 16/9, tại thành phố Cần Thơ, Câu lạc bộ Bếp Ngon Phương Nam (Mekong Cuisine – thành viên Hiệp hội Du lịch thành phố Cần Thơ) cùng Chi hội Đầu bếp chuyên nghiệp tỉnh Lâm Đồng tổ chức chương trình giao lưu ẩm thực với chủ đề “Cá tôm sông Hậu – Rau củ quả Langbiang”.
Ngày 28/4, tại xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, Ban liên lạc Cựu chiến binh Tiểu đoàn Tây Đô đã phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Cần Thơ, Công an thành phố Cần Thơ và chính quyền địa phương tổ chức Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm 48 liệt sĩ Tiểu đoàn Tây Đô.
Được xây dựng theo lối kiến trúc thời Lý – Trần, Thiền viện Trúc Lâm phương Nam tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng đất Tây Đô.
Cần Thơ là thành phố nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá chằng chịt, trải dài khắp địa bàn thành phố. Trong đó, sông Hậu là con sông chính chảy qua toàn bộ 5 quận nội thành, phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, giao thông đường thủy, du lịch, đồng thời tạo cảnh quan cho một thủ phủ Tây Đô.