Sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (Đại học Đà Nẵng) nghiên cứu học tập. Ảnh: TTXVN phát

Điều chỉnh lộ trình tăng học phí: Phù hợp thực tiễn, giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục (Nghị định 97). Việc ban hành Nghị định này nhằm điều chỉnh lộ trình tăng học phí phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Tự chủ đại học: Tăng học phí là cần thiết nhưng cần có cơ chế giảm gánh nặng cho người học

Từ năm học 2022-2023, học phí của các cơ sở giáo dục đại học sẽ được điều chỉnh theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Do vậy, nhiều trường đại học trên cả nước đã thông báo mức học phí mới. Trong đó, một số trường tính toán mức tăng vừa phải để chia sẻ với người học, nhưng có những lĩnh vực, học phí sẽ tăng gấp hơn 1,5-2 lần so với năm học trước.
Tăng học phí, sinh viên nghèo sẽ khó hơn

Tăng học phí, sinh viên nghèo sẽ khó hơn

Năm học 2015 - 2016, có 6 trường đại học (ĐH) tăng học phí theo đề án thí điểm đổi mới cơ chế tài chính đã được Chính phủ với mức tăng từ 1,5 - 4,2 triệu đồng/năm, áp dụng cho sinh viên toàn trường, chứ không chỉ những tân sinh viên năm học mới. Việc tăng học phí đã làm dấy lên những lo ngại với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và sinh viên nghèo học giỏi.