Sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất

Sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất

Ngày 8/12, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau tổ chức Hội nghị toàn quốc “Sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất”. Hội nghị giúp các nhà khoa học, doanh nghiệp và cán bộ địa phương trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu và ứng dụng về quản lý đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch hợp tác trong tương lai, góp phần phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước theo hướng bền vững.
Hệ thống dữ liệu số về quản lý đất đai sẽ giúp đơn giản và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.Ảnh :kinhtedothi.vn

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai (Bài cuối)

Quy hoạch phát triển bền vững phải gắn với việc khai thác hợp lý tài nguyên, đảm bảo quá trình tái tạo tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, quy hoạch cả tầng ngầm, mặt đất và trên không, gắn với quy hoạch đô thị, mật độ và hệ số sử dụng đất. Do đó, việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đòi hỏi phải có một tầm nhìn dài hạn và tuân thủ các nguyên tắc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, được nhấn mạnh với nhiều nội dung quan trọng. Ảnh: TTXVN

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai (Bài 2)

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, được nhấn mạnh với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, định hướng là khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là việc xác định cơ cấu đất đai, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả. Do đó, việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa" là hết sức cần thiết, qua đó tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai đối với sự phát triển đất nước trong thời gian tới.
Đồng ruộng khu vực ngoại thành thành phố Vĩnh Yên (ven Quốc lộ 2) phần lớn đang bị bỏ hoang. Ảnh: Nguyễn Trọng Lịch- TTXVN

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai (Bài 1)

Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại" đã chỉ rõ định hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước.