Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy ở xã Tả Van

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy ở xã Tả Van

Lễ hội Roóng Poọc (Xuống đồng) của người Giáy là dịp kết thúc một tháng Tết vui chơi, đồng thời mở đầu cho một chu kỳ sản xuất, một mùa vụ mới. Đây còn là dịp cúng thần cai quản địa bàn (Thổ địa) để cầu cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khỏe mạnh,…
Tết tháng Bảy ở vùng cao Lào Cai níu chân du khách

Tết tháng Bảy ở vùng cao Lào Cai níu chân du khách

Không chỉ có nét đẹp hoang sơ của nương rẫy, sự kỳ vĩ của núi non, kho tàng văn hóa của người dân bản địa mới thật sự là kho báu vô giá của vùng cao Lào Cai. Đặc biệt, nét đẹp văn hóa riêng có ấy thể hiện đậm nhất mỗi khi các thôn bản đón lễ, tết truyền thống của dân tộc mình. Ở Lào Cai, tháng bảy âm lịch hằng năm là thời điểm các tộc người trên địa bàn nô nức đón cái tết mang đậm bản sắc với phong tục truyền thống, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong mắt các du khách quốc tế.
Khắc phục hậu quả sạt lở và thăm hỏi nạn nhân bị thiệt mạng tại Sa Pa

Khắc phục hậu quả sạt lở và thăm hỏi nạn nhân bị thiệt mạng tại Sa Pa

Như tin đã đưa, vào khoảng 9 giờ ngày 5/8, tại xã Hầu Thào huyện Sa Pa xảy ra mưa lớn, khiến anh Giàng A Chỉnh (sinh năm 1987, trú tại thôn Tả Chải Dao (còn gọi là thôn Giàng Tả Chải), xã Tả Van) đang trên đường đi Sa Pa về đến km10 tỉnh lộ 152 thuộc địa phận xã Hầu Thào, bị đất đá sạt lở vùi lấp dẫn đến tử vong. Chính quyền huyện Sa Pa đã khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng khắc phục hậu quả thiên tai và thăm hỏi gia đình nạn nhân.
Độc đáo Tết cơm mới của đồng bào vùng cao Lào Cai

Độc đáo Tết cơm mới của đồng bào vùng cao Lào Cai

Hằng năm cứ vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai lại tổ chức lễ mừng cơm mới. Trong hệ thống các nghi lễ nông nghiệp của đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai, nghi lễ ăn cơm mới hay còn gọi là Tết cơm mới có ý nghĩa quan trọng nhất. Nghi lễ này không chỉ hàm chứa một giá trị văn hóa độc đáo về tín ngưỡng, tâm linh mà còn thể hiện sự tôn vinh cây lúa - cây nông nghiệp quan trọng nhất trong đời sống sản xuất và sinh hoạt của các tộc người ở Lào Cai
Du lịch homestay ở Sa Pa hấp dẫn du khách

Du lịch homestay ở Sa Pa hấp dẫn du khách

Mùa xuân đang tràn về trên các bản làng vùng cao Tây Bắc, hoa đào, hoa mận trắng đã bắt đầu nở tô thắm thêm màu sắc của núi rừng. Đặc biệt, trong những ngày đầu năm mới 2018, tại nhiều bản làng của huyện Sa Pa (Lào Cai) thu hút rất đông du khách tới tham quan, trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống nơi đây. Dịch vụ homestay ở Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn luôn kín khách du lịch trong và ngoài nước đến lưu trú.
Đám cưới người Giáy ở Tả Van

Đám cưới người Giáy ở Tả Van

Những phong tục cổ trong đám cưới được người Giáy ở xã Tả Van (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) gìn giữ cho tới ngày nay. Người Giáy xem đám cưới là ngày hội vui và họ tin rằng đám cưới càng tổ chức lớn, càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trai gái càng được bền lâu.
Bãi đá cổ Sa Pa

Bãi đá cổ Sa Pa

Bãi đá cổ Sa Pa thuộc địa phận 3 xã là Tả Van, Hầu Thào và Sử Pan, nằm trong thung lũng Mường Hoa, huyện Sa Pa (Lào Cai) với diện tích khoảng 8 km2.
Mây trời Lào Cai

Mây trời Lào Cai

Chúng tôi đến hai xã Tả Van và Hầu Thào, tỉnh Lào Cai vào những đẹp trời hiếm hoi trong khoảng thời gian này của năm. Trời xanh, mây trắng, nắng vàng. Khung cảnh núi non kì vĩ, con người mộc mạc đẹp đến nao lòng.