Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Human Behaviour ngày 19/8 cho biết, việc chơi trò chơi điện tử (video game) vài giờ mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tâm thần.
Một nghiên cứu mới đã cho thấy phương pháp giảm stress dựa trên chánh niệm (MBSR) có hiệu quả tương đương với thuốc chống trầm cảm escitalopram trong việc giảm các triệu chứng của các rối loạn lo âu như sợ khoảng trống (agoraphobia), rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, và rối loạn lo âu xã hội.
Theo một nghiên cứu mới do Viện sức khỏe tâm thần quốc gia thuộc Y tế quốc gia Mỹ (NIH) tiến hành và công bố ngày 27/9, thai phụ bị căng thẳng cao độ và mắc COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ suy giảm chú ý, chậm phát triển chức năng nhận thức và cảm xúc xã hội ở trẻ sơ sinh.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, một nghiên cứu mới đây của tổ chức từ thiện Cơ đốc giáo quốc gia “Mission Australia” và tổ chức thanh thiếu niên Orygen của Australia, được thực hiện với sự tham gia của các học giả đến từ trường Đại học Melbourne, cho thấy cứ 4 người Australia ở độ tuổi từ 15-19 thì có một người "rất hoặc cực kỳ lo ngại" về tình trạng biến đổi khí hậu. Gần 2/5 trong số họ đã trải qua tình trạng khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng.
Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch của Australia (MCRI) mới công bố một công cụ nhằm hỗ trợ các cuộc thảo luận về các trạng thái cảm xúc của trẻ em và giúp phát hiện sớm các vấn đề thần kinh của các em.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng hội chứng COVID-19 kéo dài, còn gọi là “Long COVID”, đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng chục triệu người trên thế giới, trong đó có vấn đề tim mạch. Các bác sĩ cho rằng khoảng 10% số trẻ em mắc COVID-19 sẽ chịu ảnh hưởng của “Long COVID”. Mới đây, một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành BMJ cho thấy những người bình phục sau khi mắc COVID-19 nhiều khả năng còn bị lo âu, trầm cảm, cũng như gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần khác. Nói cách khác, cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần kép, do COVID-19 gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp, hiện đang bùng phát.
Theo một nghiên cứu mới đăng tải trên tập san y khoa BMJ, căng thẳng tâm lý do đại dịch có thể lan rộng, nhưng những người từng mắc COVID-19 có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần mới cao hơn nhiều so với những người cố gắng phòng tránh nhiễm bệnh.
Ngày 17/11, tại Trụ sở Liên hợp quốc, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức lễ kỷ niệm Ngày trẻ em thế giới (20/11) với chủ đề "Chăm sóc, bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe tâm thần ở trẻ em". Chương trình mong muốn lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần tới sự phát triển của các bạn trẻ, thanh thiếu niên, những thế hệ tương lai của đất nước.
Theo một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Preventive Medicine Report số ra ngày 10/11, các biện pháp phong tỏa do đại dịch COVID-19 đã phá vỡ sự cân bằng giữa công việc và gia đình, làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần của con người.
Ngày 18/10, tại Hà Nội, Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1969 - 2019) và Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 11. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tiến sĩ Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết: "Viện là nơi quy tụ các nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực tâm thần học, là địa chỉ đáng tin cậy trong công tác đào tạo bậc đại học và sau đại học chuyên ngành tâm thần học, tâm lý học lâm sàng trong cả nước...".