Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử được kết nối trực tiếp với Hệ thống tiêm chủng COVID-19 của Bộ Y tế. Mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử sẽ thay thế cho giấy chứng nhận tiêm vaccine COVID-19, ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 18 giờ 30 phút ngày 10/8 đến 6 giờ ngày 11/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.802 ca mắc mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 4.792 ca ghi nhận trong nước. Cụ thể, tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận (2.128 ca), Bình Dương (936 ca), Long An (515 ca), Đồng Nai (428 ca), Tây Ninh (263 ca), Tiền Giang (177 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (102 ca), Vĩnh Long (63 ca), Khánh Hòa (41), Phú Yên (33 ca), Bình Thuận (27 ca), Sơn La (19 ca), Đồng Tháp (15 ca), Kiên Giang (12 ca), Bình Định (10 ca), Quảng Ngãi (9 ca), Hà Tĩnh (7 ca), Hà Nội (3 ca), Nghệ An (2 ca), Nam Định và Lạng Sơn (mỗi địa phương 1 ca); trong đó có 1.135 ca trong cộng đồng.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ 6 giờ đến 19 giờ 30 ngày 21/7, cả nước có 2.570 ca mắc COVID-19 mới, trong đó hai ca nhập cảnh và 2.568 ca trong nước.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ 6h đến 18h30 ngày 16/7, cả nước có 1.898 ca mắc COVID-1 mới, gồm 15 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh: Tại Thành phố Hồ Chí Minh (6 ca), Quảng Ninh (5 ca), Thanh Hóa (3 ca), Hà Nội (1 ca); 1.883 ca ghi nhận trong nước gồm: Tại Thành phố Hồ Chí Minh (1.349 ca), Tiền Giang (146 ca), Bình Dương (113 ca), Đồng Tháp (92 ca), Đà Nẵng (39 ca), Tây Ninh (33 ca), Phú Yên (22 ca), Hưng Yên (15 ca), Vĩnh Long (13 ca), Cần Thơ (11 ca), Nghệ An (10 ca), Bình Thuận (9 ca), Bắc Ninh (7 ca), Quảng Ngãi (4 ca), Ninh Thuận, Bình Phước, Hà Nội (mỗi địa phương 3 ca), Trà Vinh, Cà Mau, Bắc Giang (mỗi địa phương 2 ca), Thanh Hóa, Lâm Đồng, Lào Cai, Đắk Lắk, Vĩnh Phúc (mỗi địa phương 1 ca); trong đó 1.665 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ 12h30 đến 18h30 ngày 14/7, cả nước có 829 ca mắc mới, gồm 6 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh: tại Thanh Hóa (3 ca), Quảng Nam (2 ca), Hà Nội (1 ca); 823 ca ghi nhận trong nước: tại Thành phố Hồ Chí Minh (592 ca), Bình Dương (73 ca), Đồng Tháp (42 ca), Đồng Nai (38 ca), Đà Nẵng (15 ca), Sóc Trăng (12 ca), Bình Thuận, Kiên Giang (mỗi địa phương 9 ca), Cần Thơ (8 ca), Phú Yên (6 ca), Hà Nội, Quảng Ngãi (mỗi địa phương 4 ca), Nghệ An (3 ca), Trà Vinh (2 ca), Hà Tĩnh, Cà Mau, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Bình Phước (mỗi địa phương 1 ca); trong đó 726 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19, Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, đã được chính thức phát động ngày 10/7 và kéo dài từ tháng 7/2021- tháng 4/2022. Một trong những điểm mới của chiến dịch tiêm chủng lần này là triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong cả quy trình tiêm chủng.
Ngày 9/7, thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, đơn vị này đã sẵn sàng triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 trên phạm vi toàn quốc. Đây là nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 giao cho Viettel để thực hiện chiến dịch tiêm chủng COVID-19 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.