Những năm gần đây, nuôi sò huyết trong vuông tôm giúp nhiều nông hộ ở vùng phía Nam quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu nâng cao thu nhập. Lợi nhuận bình quân mà mô hình này mang lại khoảng 100 triệu/ha/năm. Trong điều kiện giá tôm sụt giảm sâu, sò huyết trở thành vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân có cuộc sống khá giả. Ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương cũng đang khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình ở những nơi có đủ điều kiện, theo hướng đa dạng các loài thủy sản trên cùng diện tích.
Dưới ảnh hưởng ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, qua từng năm, nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã bị xói lở nghiêm trọng. Đặc biệt, những năm gần đây, tình trạng khai thác nghêu giống, sò huyết giống tại các bãi bồi, khu vực có diện tích rừng phòng hộ mới trồng đã khiến diện tích rừng bị thiệt hại nặng nề.
Sò huyết là loại động vật biển có giá trị dinh dưỡng cao, đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nuôi sò huyết đầu tư ít vốn, không phải cho ăn, chỉ cần bỏ công quản lý lại thu nhập cao gấp 5-10 lần vốn đầu tư, do đó được nhiều nơi phát triển. Trong đó Bến Tre, Kiên Giang là hai tỉnh có phong trào nuôi sò mạnh nhất cả nước. Năng suất bình quân đạt 60-70 tấn/ha.
Những đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất Phú Yên phải nhắc đến mắt cá ngừ đại dương và sò huyết, trong đó sò huyết đầm Ô Loan là “danh bất hư truyền” khó nơi nào có thể sánh bằng.