Năm 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tập trung phát triển du lịch thông qua đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch, xây dựng và kết nối tour tuyến du lịch để thu hút khách.
Nhằm tôn vinh hoa sen và các sản phẩm từ sen, tối 29/11 tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức “Lễ hội Du lịch và ẩm thực sen”.
Hiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
Với đam mê khởi nghiệp, chị Lưu Thị Mỹ Duyên ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã đầu tư sản xuất, thương mại hóa nhiều sản phẩm từ nguồn tài nguyên bản địa là sen và tổ yến. Chị Mỹ Duyên vừa đoạt giải Nhất Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023 khu vực miền Nam do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức với Dự án Phát triển sản xuất sữa hạt sen tổ yến theo chuỗi giá trị bền vững.
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 357 sản phẩm được công nhận sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt 3 sao, 4 sao và 1 sản phẩm đạt 5 sao là hạt sen sấy của Công ty Nam Huy Đồng Tháp; trong đó, tỉnh Đồng Tháp có trên 50 sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ sen.
Từ ngày 16 đến ngày 19/4/2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam ( Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) sẽ tổ chức trưng bày giới thiệu không gian “ Sen trong đời sống văn hóa Việt” để hưởng ứng và chào mừng “Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4)” năm 2022.
Hè là mùa mang đến nhiều sắc hoa nhất cho Hà Nội. Và cùng với mùa sen nở trong nắng hè thì ẩm thực của người Hà Nội không thể thiếu món chè sen với vị thơm ngọt thanh mang đặc trưng riêng.
Nhiều địa phương ở tỉnh Thừa Thiên - Huế có địa hình thấp trũng đã chọn sen là một trong những cây trồng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên cho hiệu quả kinh tế cao.
Cây sen đang là thế mạnh dùng để xen canh, luân canh tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, trong đó khu vực ấp 1, xã Mỹ Hòa có 30 ha trồng sen luân canh với cây lúa, xen canh với cá, đồng thời làm điểm du lịch thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi tháng.